Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 3.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 69 —

tất khéo. áo chăn, ăn uống, để ý đến luôn, có lúc ghí dỗ cho yên dạ, có khi trò truyện cho đỡ buồn; hết lòng chăm chỉ, không quản công lao, cốt sao cho người ốm khuây được mọi điều đau khổ. Đến như ốm ở ngoài đường thì rầy rà lắm. Một bóng một đèn, ai người thiết đến, khỏi hay không khỏi, trông cả vào thuốc thang. Dù có đầy tớ bưng cơm, sắc thuốc, trải đệm, giọn giường cho, song nước lã người rưng, chắc gì tử tế!.. Trong lúc mê man, chàng thường nhớ đến mẹ, chắc mẹ ở nhà vẫn cho mình là bình an khỏe mạnh mà mong mỏi hôm mai. Còn Kiếm-Thanh thì phương trời cách trở, bấy lâu vắng tiếng xa hơi, có biết đâu đến mình đương thập tử nhất sinh, liệt giường liệt chiếu. Giá phỏng chẳng may nhắm mắt chết liền, trăm đường tránh chẳng khỏi số, thì tấc dạ nhớ anh, tan tác đã đau cho đàn nhạn, mà chút tình mớm mẹ, phụ phàng lại thẹn với chim ô. Chàng cứ mê man nghĩ những đâu đâu như thế suốt ngày, khí sắc càng ngày càng xanh xao, bệnh thế càng ngày càng trầm trọng, thuốc uống vào như muối bỏ bể, chẳng bao lâu mà một kẻ thanh niên anh tuấn đã thành ra một cái du-hồn vơ vẩn ở ngoài vùng tha-ma....

Cứ lấy bệnh chàng ốm, cảnh chàng ốm, nông nỗi chàng ốm mà xem thì thật khổ nhất trần đời; chưa ốm còn gượng không xong. đã ốm có mong gì sống. Thế mà biết đâu sự thực thì lại khác hẳn: ba ngày hôm trước bệnh cứ nặng mãi, song ba ngày hôm sau thì bệnh đã hết dần. Chẳng mấy hôm thì chàng đã nhẹ nhõm tỉnh tao, không phải thuốc thang gì nữa. Lạ thay cho bệnh chàng: Lúc đến đến như chơi, lúc đi đi mất tích... Các bạn đọc sách, xem chỗ chàng ốm, có ai còn nhớ đến Lê-nương đó không? Ông lão đa tình, nghe tin chàng ốm còn thỉnh thoảng thăm nom, huống chi một người ngày thường vẫn thầm yêu vụng dấu như nàng, lẽ nào nghe tin chàng ốm lại nỡ « khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu », không có cách gì để sẻ khổ san buồn; cho lòng chàng được đôi phần an úy? Nàng vừa