Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 5.pdf/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 109 —

nước da vàng bủng đã có vẻ săm sắn, chẳng bao lâu sẽ lại lành mạnh như thường. Coi đó đủ rõ việc Quân-Thiến về nhà thực rất có ích cho nàng. Tuy nhiên Quân-Thiến mà chữa khỏi được bệnh nàng lại không phải là ở đấy...

Quân-Thiến trông nom cho Lê-Nương không lúc nào là không nói chuyện để cho nàng đỡ buồn, song tâm sự nàng thì Quân-Thiến không sao mà biết được. Tuy hết sức khuyên lơn, song chẳng khác gì gãi ngứa ở ngoài giầy, tuy gãi đấy nhưng thực chưa vào chỗ ngứa. Một hôm Quân-Thiến bảo nàng rằng: Chị cấm cung ở nhà có biết thế-giới văn minh bây giờ việc kết hôn cũng qúy tự do không? Lê-Nương nói: Có. Nhưng chị chưa thấy có đám nào thế đấy. Quân-Thiến nói: Lối kết hôn cũ tin lời mối lái vâng mệnh mẹ cha, đôi bên giai gái đều không có quyền tự chủ. Lại còn nào là chạm mặt, nào là ăn hỏi, bao nhiêu những lễ nghi phiền phức, thường thường đến mãi khi tiệc ngọc khách tan, buồng then xuân khóa, mà chồng không biết tài mạo vợ, vợ không biết tính tình chồng, đôi lứa giở dang, suốt đời lầm lỡ, ông tơ trất trưởng, xưa nay đã làm hại biết bao nhiêu tài tử giai nhân. Ngày nay gió Âu mưa Mỹ, tràn sang khắp cõi Á-Đông, người trong tân học giới bây giờ ai cũng lấy việc tự do kết hôn làm một việc cần thiết nhất trong một đời; vàng thau kén chọn, đều theo ý riêng của đôi bên, mẹ cha không được cướp quyền, mối lái hết trò múa mép. Bởi thế nên khi đã lấy nhau thì dù sinh-tử biệt ly, đôi bên cũng được vui lòng hả dạ, không đến nỗi như ai phải tủi duyên hờn phận, oán vụng khóc thầm... Quân-Thiến nói đến đấy vội ngừng ngay lại, biết là mình đã nói lỡ lời. Tự nghĩ Lê-nương tuy không phải không hợp tính với chồng song đã trải đủ mọi mùi sinh tử, biệt ly, mình không nên đem những câu ấy để nhắc lại truyện thương tâm của người đương ốm. Nào biết đâu nàng nghe câu ấy, trong lòng bỗng sinh ra một mối cảm, mà mối cảm đó Quân-Thiến thực không ngờ