Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/25

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
23
GƯƠNG SỬ NAM

với công việc lấy thuộc-địa bây giờ khác nhau. Như là thủa trước nước Tầu lấy nước ta, cùng nước Cao-ly nước Diến-điện, chẳng qua là bắt ta phải nộp những đồ cống-hiến, để mà khoe rằng nhiều nước thuộc-quốc mà thôi, mà bây giờ trong cách lấy thuộc-địa, thì chắc không làm như thế nữa. Bởi vì trong cách lấy thuộc-địa bây giờ, chẳng kể nước nào cũng chỉ cốt đem dân đến mà ở, đem đồ sản vật đến mà bán. Thế thì càng gần nước ta bao nhiêu, người đến càng chóng, đồ đến càng nhiều, nước ta lại càng thêm ra những sự thiệt hại. Xem như người nước Tầu sang ở nước ta, chẳng qua là sự trú ngụ, nào có thần thế gì đâu, mà trong sự buôn bán nghề nghiệp, đã là tranh hết của ta. Lại xem như nước Nhật-bản bảo-hộ nước Cao-ly, mới trong năm sáu năm giời, mà dân Cao-ly đã chịu nhiều sự khốn khổ. Thế thì ta trông mong những người đồng-chữ đồng-giống, có ích gì không? Nhưng mà nói thế mà thôi, chắc là người Lang-sa vuỗn là một nước phú cường, mà đã bỏ tiền bỏ của ra ở nước ta cũng nhiều, dẫu đến thế nào cũng là không chịu. Vả bây giờ các nước mạnh trong địa-cầu này, nước nào cũng phải có ngoại giao, xem như nước Lang-sa, trước thì giao với nước Nga-la-ti, bây giờ thì giao với Anh-cát-lị, cũng vì cớ bảo thủ xứ Đông-dương này. Xem như nước Lang-sa phú cường đã như thế, ngoại giao lại như kia, dẫu rằng người mình muốn vận-động ở ngoài cách gì, tưởng cũng không nên ra việc gì vậy.

Thế thì nước ta có thể tự-chủ được không?

Nói rằng: nước ta có ba cái cơ hội tự-chủ, đều là phải nhờ nước Lang-sa cả. Cái cơ hội lần thứ nhất, là ở đời đức Gia-long. Lúc ấy nước ta mới giao thông với nước Lang-sa, nếu khiến theo nước Lang-sa mà thay đổi trong việc học hành, thì nước ta đã trước các nước ở Á-đông này, mà làm