Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
39
GƯƠNG SỬ NAM

làm đạo Long-xuyên, mà từ đấy phần đất tỉnh Hà-tiên, một ngày một rộng thêm ra vậy.

Xét lại trong kì thứ ba ấy, là từ nhà Nguyễn ta, khi vào trấn đất Thuận-hóa, trong khoảng 200 năm giời, mà lấy được đất Siêm-thành, làm ra tỉnh Phúc-yên, tỉnh Khánh-hòa, tỉnh Bình-thuận; lấy được đất Chân-lạp mà làm ra sáu tỉnh Nam-kì, mở mang bờ cõi, thực cũng là nhiều.

Xem ra lúc ấy, mới lấy được, chẳng qua là một đám đất bỏ hoang, mà hết lòng hết sức kinh-lí sửa sang, nào là đem lưu-dân ta vào mà ở; nào là chiêu người nước tầu đến mà ở; nào là đắp ra đường xá; nào là lập ra thôn phường; mà lại hóa lấy sự phong-tục, hóa lấy sự học hành. Rất nội như tỉnh Hà-tiên là một nơi cách xa nước ta, mà cũng rước những kẻ nho-học nước Tầu làm thầy dạy dỗ, nên chi loài giống Siêm-thành, loài giống Chân-lạp, cùng với loài giống Cửu-chân, loài giống Giao-chỉ mà hợp nhau lại làm một loài.

Thế mới biết rằng liệt thánh nhà Nguyễn thực là có công lớn với nước ta vậy.


Hợp ba kì ấy lại mà xem, thì công việc kì thứ nhất không bằng kì thứ hai là chóng, công việc kì thứ hai lại không bằng kì thứ ba là chóng hơn. Vì chưng sự khôn ngoan của con người ta càng ngày càng thêm, thì sự chanh đua trong loài giống càng ngày càng thịnh, mà loài giống nào mạnh mà hơn thì là được, loài giống nào hèn mà kém, thì là thua. Nên chi loài cùng với loài, mà thế lực ngang như nhau, thời mới là có lẽ chung, loài cùng loài, mà thế lực không ngang như nhau, thì chỉ là có quyền mạnh. Bởi thế loài mạnh thì phải dứt loài hèn, loài hơn thời phải dứt loài kém.