Trang:Giot Mau Chung Tinh - Cuon 1.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 43 —

anh em thì tứ cố vô thân, tôi cũng ước ao cho gặp đặng một thục nữ giai-nhơn, đặng mà chung hưỡng sự vinh hoa phú quí, cho tữ ấm thê phong, thì mới toại chí bình-sanh, và phĩ tình sở nguyện. Nếu như tôi vô duyên xấu phước, mà khiến cho Tiễu-thơ chẳng đoái tình thương; thì tôi xin tỏ thật một lời: những sự công danh phú quí trong đời nầy, tôi chẳng cần chi cực khổ mà ràng buộc nơi lòng, những sự huê mỉ phiền ba trong thế gian nầy, chẳng hề làm cho tôi động lòng khoái mắt, những sự ăn sung mặc suớng, mỉ vị cao lương, chẳng hề làm cho tôi biết ngon ngọt béo bùi, những sự cửa tía lầu son, huê bào ngọc đái, chẳng hề làm cho tôi đặng đẹp lòng hứng chí, cái cãnh thanh lịch của vỏ trụ sang hà nầy, chẳng hề làm cho tôi đặng tiêu sầu khiễn muộn, tiếng nhạc ca tao nhã nơi cầm đài hí viện, chẳng hề làm cho tôi đặng khuây lãng tâm thần.

Tiểu-thơ ôi! vậy tôi xin nói một lời rốt nầy cùng Tiễu-thơ, nếu trời khiến cho tôi chẳng đặng gần cái vẻ đẹp đẻ thanh tân của Tiễu-thơ, mà vui gối tình chung, thì tôi cũng liều bỏ cái thân danh tôi, cho nước chãy hoa trôi, bỏ cái duyên phận tôi cho mây tan bèo dạt. Và tôi nhứt nguyện rằng tôi sẻ ở vậy trọn đời, chẳng hề cùng ai vui tình cang lệ.

Tiễu-thơ ôi! Vui chi vui vậy cũng là, ai tri âm đó, mặng mà với ai,

Đông-Sơ nói rồi đứng sững mà thở ra, còn xem sẳc diện thì nhao-nháo buồn dàu, như cậu kép với cô đào, hát lối tữ biệt sanh ly, mà làm mặt sầu bi thãm đạm.

Tiễu-thơ thấy vậy thì lần chơn bưới tới cách yễu điệu khoan thai, lại đứng trước Đông-Sơ mà liết cập mắt hữu tình, như sao nam tinh nó chói ra nhấp nhán; rồi miệng cười chuốm chiếm, xem rất hửu duyên, môi đỏ hồng hồng, đẹp đẻ như bông mới nở, đó rồi nàng buông lời tao nhã vói hỏi Đông-Sơ rằng: « Thưa Quan-nhơn, chẳng biết những lời tôi tỏ với Quan-nhơn khi nảy, dường có đều chi thất lật, làm cho chít mít dạ người, nên xem sắc mặt không tươi, hay là có hờn trách đều chi mà sanh lòng phiền muộn phải chăng? »