Bước tới nội dung

Trang:Gop cuoi truyen the.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 18 —

XXI. — Cũ người mới ta

Sao đã gọi là cũ mà lại còn là mới, ấy bởi tại người kia thải ra mà người này mới được nên gọi là mới với người này; người này lại thải ra mà người khác được thì lại là mới với người khác, cũ với mới duy tại lòng người ham-muốn, cầu-cạnh được mà là mới.

Ví dụ hòn ngọc của một người nào có, nhỡ tay có vết, nay có anh ngốc cầu-cạnh muốn dùng làm của diêng, dẫu biết là cao gia hay là ngọc có vết, nhưng vì lòng ham muốn quá, cố sao cũng mua cho được, mua được rồi thì đắc ý, ai có chê là vết là cũ thì gân cổ mà giả lời là cũ người mới ta, còn hơn bác không có, nào biết đâu ngọc kia có vết người ta mới bán dẻ cho, để lại cho, ấy là người ta đã loại ra, cho là vật bất thành khí, anh ngốc được vào tay, lấy làm đắc ý, miễn là khoe mẽ với đời là nhà ta có ngọc đây, mà vênh-vang, mà phô-bầy, nhưng vẫn dấu chỗ có vết vào trong, phải người thóc-mách mà biết thì lại chữa bằng câu: cũ người mới ta, vết một tí không sao, về tay tôi là mới. Ôi thói đời thường thế, biết bao kẻ chữa thẹn bằng câu: cũ người mới ta mà chí tâm đeo mặt nạ vô liêm-sỉ với đời. chẳng khác chi câu truyện tiếu-lâm chế anh sợ vợ mà giả lời rằng: tôi sợ vợ tôi chứ tôi sợ vợ anh ư? Rõ mặt dầy thực.