31. — Chú ý.
Chú ý là đem ý-tứ của mình chủ vào một việc gì, để hiểu cho rõ hay làm cho được. Có chú ý thì việc làm mới không lầm-lỗi, hư hỏng[1]. Vậy lúc đi học cũng như lúc đi làm, bao giờ ta cũng phải chú ý vào việc của mình.
Tiểu dẫn. — Một đứa trẻ có ý và một đứa không có ý.
Ngọ và Mùi cùng đi học với nhau một trường. Hai đứa đều
có khiếu thông minh cả, nhưng Ngọ thì hay đãng (lãng) trí. Ngồi
Ngọ không nghe lời thầy giảng.
ở lớp, tuy làm ra bộ chăm-chỉ, mà kỳ thật thì bụng để ở đâu đâu.
Thầy nói gì anh cũng không để tai nghe, bởi thế cho nên anh
không hiểu bài học, thường hay phải quở phải phạt.
Mùi thì không thế, ở lớp học bao giờ cũng để tâm vào việc học. Khi thầy giảng bài, thì anh để ý nghe cho hiểu. Hễ điều gì hiểu chưa rõ, thì anh lại xin thầy giảng lại cho nghe. Vì anh chú ý về việc học như thế, cho nên anh học chóng tấn-tới lắm, và cứ ngồi đầu lớp luôn.
Câu hỏi. — Anh Ngọ ngồi ở lớp học thường hay thế nào? — Anh Mùi thì thế nào? — Hai anh khác nhau thế nào?
Cách-ngôn. — Khẩu nhi tụng, tâm nhi suy.
- ▲ hại