Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
82
NAM PHONG

không dám cất tiếng nói lên, sợ ngang mất cái tiếng đàn thầm rất cảm-động của cảnh-vật, đồng-vọng xa đưa vào tận trong lòng kẻ vãn cảnh. Song không phải là những chốn này không có người ở đâu. Vì việc cúng-tế vong-linh đứng tiên-hoàng nằm đấy, hồn người còn như phảng-phất ở trên cái bài-vị sơn son thếp vàng kia, cần phải có thường-trực ở đấy những người đầy-tớ cũ cùng những người đàn-bà thủa sinh thời sung chức thị-nữ cung-phi mà nay tình-nguyện thủ-tiết để phụng-sự tôn-linh người. Trong chính-điện, cạnh cái khám bầy bài-vị, có cheo các áo ngự, cùng để những đồ lúc bình-sinh người thường dùng đến. Mỗi ngày trên bàn đá đã có những tay kỉnh-trọng đến thay giầu nước hương hoa. Trong đền u-uất thường trông thấy bóng người thấp- thoáng trong đám cột nhấp-nhánh những vẻ vàng son : ấy là các bà vợ hầu đứng tiên-hoàng, người đầu bạc, kẻ hoa dâm, có người vẫn còn giữ trinh-tiết đến nay, vì khi xưa tuy có sung chức cung-phi nhưng dễ chưa hề được tiếp mặt quân-vương bao giờ, nay ngày ngày một lòng tôn-kính cúi đầu thắp hương trước linh-vị, bên cạnh còn cái hốt ngọc, là biểu-hiệu cái oai-quyền của đứng tiên-hoàng khi xưa. Còn Ngài thì Ngài ngủ giấc thiên-niên ở một nơi nào không ai biết, vì quốc-tục là phải giấu chỗ chôn vua, phòng khi có kẻ gian-phi đến sâm- phạm. Vậy những đền-đài miếu-điện rải-rác khắp mọi nơi là vừa để biểu cái ý tôn-nghiêm, vừa để lạc mọi sự tìm-tòi. Nay cái quan-tài đựng di-hài vua gửi chốn nào không ai biết, cái tư-tưởng cuối cùng của vua cũng không ai hay, hai cái đều bí-mật như nhau, thiên-vạn-cổ không ai tìm thấy được, thiên-vạn-cổ không ai sâm-phạm đến !

« Các ngài tất tự nghĩ rằng một dân đã sáng-nghĩ, đã thực-hành được những sự như thế, đã biết lấy một cái mĩ-thuật, một cái triết-học như thế mà tô-điểm cho cuộc lịch-sử của mình, thì cái dân ấy thực là đáng ta quyến-cố đến một cách đặc-biệt, chớ không phải là chỉ luyện cho thành cái đồ-dùng làm việc nô-lệ ở trong trường lao-động của loài người này. Cái văn-minh nước Nam ấy là bởi Khổng-giáo nước Tầu đào-luyện mà thành ra ; trong văn-minh ấy gồm hai cái chế-độ tưởng là phải-trái nhau mà thực không phản-trái nhau, là cai quân-quyền chuyên-chế với cái dân-quyền bình-đẳng. Như thế thì dân An-nam lại càng đáng cái lòng quyến-cố của ta lắm nữa. Tự khi ta mới sang xứ ấy, ta chưa từng thâm-hiểu tâm-tính người dân, thâm-hiểu thế-lực của cái cựu-truyền trong nước, không biết rằng trong nước ấy tuy ông vua sưng là chịu mệnh tự giời, xưa kia còn có quyền làm chết người nào dám nhìn mặt mình, nhưng ngoài vua, hết thẩy quốc-dân, bất-cứ là người nào, hễ có công học-vấn là có thể chiếm được chức-cao quyền-trọng, hưởng cuộc phú-quí vinh-hoa. Trong xứ ấy, phàm gốc sự danh-dự, dù công dù tư, đều ở cái công-phu học-vấn của mỗi người. Cái học-vấn ấy là cái thìa-khóa của mọi sự, là cái thang tất-nhiên của mọi sự tiến-đạt. Bởi thế mà có cái điều rất đáng khen