Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
46
NAM PHONG

Năm 1896 bộ Thủy-quân nước Pháp có mở một cuộc thi tầu ngầm, để kén chọn lấy cái lối nào là hợp cách hơn. Bấy giờ một nhà kỹ-sư nước Pháp tên là Laubeuf đem ra ứng-thí một cái tầu ngầm đặt hiệu là Narval, chế theo một lối mới gọi là lối « tầu lặn » [1], trường 34 thước, khoát 4 thước, sức chuyển nước trên mặt 120 tấn, dưới nước 200 tấn. Cái tầu ấy hợp cách hơn cả, từ năm 1900 cho sáp-nhập vào thủy-quân nước Pháp. Nhiều lối tầu lặn của các nước về sau này cũng bắt chước lối ấy cả.

Từ bấy giờ nước Pháp trước nhất bắt đầu tổ-chức một hạm-đội tầu ngầm. Từ năm 1900 giở lên là cái thời-kỳ thuộc về lịch-sử, từ năm 1900 giở xuống là thời-kỳ thực-hành vậy.

Xem cái lịch-sử nghề tầu ngầm như trên kia thì biết phạm sự chế-tạo mới không phải là một mai mà thành được, phải kể hàng chục năm, hàng thế-kỷ vậy, mà những nhà chế-tạo không những là khổ về những sự khó-khăn trong cái nghề mới của mình, lại khổ vì người đương thời thường không hiểu mình, mà ít khi được người tán-trợ cho mình. Bởi thế mà nhiều nhà đến nửa chừng phải bỏ. Phải có cái nghị-lực, cái kiên-nhẫn rất mạnh mới theo đuổi cho cùng được. Sự tiến-bộ trong thế-giới bất quá cũng là gồm cái nghị-lực, cái kiên-nhẫn của những người đi tiên-phong trong các nghề, những người khai đường mở lối vậy.

II

Cái vấn-đề đem dùng tầu ngầm về việc binh mới thiết ra từ khi phát-minh được cái « tự-động ngư-lôi » (torpille automobile) vậy. Vào khoảng năm 1880, các nước Âu-châu chế ra được một cái khí-giới mới gọi là cái « tự-động ngư-lôi », cái khí-giới ấy cực mạnh, vì nó có thể đâm thủng một cái chiến-hạm mà đem thuốc-đạn vào nổ ngay treong ruột tầu, khiến cho tầu mạnh đến thế nào, thiết-giáp dầy đến bao nhiêu, cũng phải đến đắm vậy. Nhưng mà cái cự-li-độ của cái khí-giới ấy ngắn lắm. Muốn dùng nó cho có công-hiệu thì phải đến gần cái mục-đích, cách độ vài trăm thước mới được ; đứng xa thì cái thủy-lôi không bắn tới nó, hoặc tới mà cái sức nó kém đi vậy. Bởi thế mới bắt đầu chế ra một thứ tầu nhẹ, chạy rất nhanh, gọi là ngư-lôi-đĩnh (torpilleur), để dùng băn đêm cho khỏi bị trông thấy, khiến cho đến gần được cái chiến-hạm mình muốn đánh, ném ngư-lôi vào, rồi chạy đi thật nhanh. Nhưng cái lối tầu ấy cũng chưa được tiện, vì chỉ dùng được băn đêm, mà băn đếm nữa cũng không khỏi nguy-hiểm,


  1. Tầu ngầm (sous-marin) với tầu lặn (submersible) thực là hai lối khác nhau. Đại-khái thì cái lối tầu ngầm thuần đi ngầm dưới nước, ít đi trên mặt ; lối tầu lặn thì to hơn, muốn đi trên mặt, đi dưới nước cũng dễ cả. Nhưng hai lối còn khác nhau ở cái cách chế, cái sức nổi, cái hình giạng. Cách chế thì ở tầu ngầm cái « hòm đựng nước » (Water ballasts) đặt ở trong vỏ, ở tầu lặn thì « hòm đựng nước » to hơn mà đặt ở ngoài vỏ. Bởi thế tầu lặn phải có hai vỏ : một vỏ trong phải chịu áp-lực của nước thì dầy ; một vỏ ngòai chịu áp-lực ít thì mỏng. Sức nổi thì tầu lặn mạnh hơn tầu ngầm. Tầu thường thì cái sức nổi bằng nửa (50 phân) cái thể-tích cả tầu. Tầu ngầm thì chỉ được 12 hay 13 phân mà thôi, ma tầu lặn thì được đến hơn 40 phân. Bởi thế mà tầu ngầm đi trên mặt nước thấp quá, cũng phải đóng kín mít như đi dưới nước vậy. Tầu lặn thì đi trên mặt nước cao như tầu thường, được nhiều điều tiện hơn. Hình-giạng thì tầu ngầm như hình điếu thuốc lá « sì-gà », chùng-chục giữa, thon hai đầu. Tầu lặn thì hình giạng như tầu thường đi trên mặt nước chẳng khác gì hình một cái ngư-lôi-đĩnh (torpilleur) vậy. Người ta vẫn thường chê cái lối tầu-lặn không được tiện, là đương đi trên mặt mà truyển ra đi ngầm thì phải đổi cái động-cơ chạy nóng (moteur thermique) mà dùng cái động-cơ chạy điện (moteur électrique), lại phải cho nhiều nước vào giữa hai lần vỏ thì tầu mới mất hết cái sức nổi mà chìm xuống được : làm bấy nhiêu việc thì phải mất nhiều thì giờ, trong lúc ấy thì cái tầu nguy mất. Trước kia thì có cái bất-tiện ấy thực. Như cái tầu lặng Narval mới chế ra phải đến nửa giờ đồng-hồ mới chìm được. Nhưng ngày nay đã tiến-bộ lắm rồi ; tầu lặn kiểu Pluviôse của nước Pháp mới chế năm 1905, đương nổi mà truyển ra chìm không đầy 5 phút đồng-hồ, chẳng kém gì tầu ngầm vậy.