Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/174

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 172 —

tắt, chàng bước đến bên án khêu cho sáng tỏ như thường, rồi tìm một tờ giấy trắng trẻo, lại lấy ngòi bút mới chưa dùng, cắn đầu ngón tay chảy máu ra, lấy bút thấm máu mà viết lên tờ giấy. Chỗ cắn ấy ở đầu ngón tay giữa bên tả, vết thương rất sâu, máu chảy chan-chứa, mà chàng tựa như không biết đau đớn gì. Máu ra bút thấm, bút thấm tay biên, chỉ một lát đã đầy giấy lâm-ly, đều nhuộm một màu đỏ hắt. Thư thành mà máu vẫn chưa hết, bấy giờ chàng mới thấy hơi đau. Đề phong-bì xong, khoan-thai lấy nước rửa vết máu ở trên tay đi, xé miếng rẻ buộc chỗ đau lại, rồi lại mặc cả áo bước lên giường nằm, thì ánh sáng buổi sớm đã thấp-thoáng bên ngoài cửa số. Than ôi! sự lưu huyết của nam-nhi, đáng phải dùng vào chỗ có giá-trị mới phải; nay Mộng-Hà lại đem dùng vào việc ái-tình đối với nhi-nữ, chẳng cũng là quá đáng lắm ư? Tuy nhiên, trời đất là một cái lò tình, anh-hùng đều là những giống tình, máu là cái yến-tố để chế tạo ra tình, máu đổ tức là sự tác dụng thuộc về ái-tình đó. Cái công dụng của tình-si to lắm, có thể cầm, có thể thả, có thể duỗi, có thể co, nhỏ thì như sự luyến ái của gái-trai, lớn thì đến sự mất còn của thiên-hạ, dụng tuy có khác, nhưng cũng đều là phải căn cứ ở tình. Cho nên kẻ dám lưu huyết tức là người đa-tình, lưu huyết để ứng phó trong khi cái tình đã đến lúc cùng đường cạn bước. Oán-nữ si-nam, đá mòn sông cạn, không chịu biến đổi lòng trước là do cái tình ấy, vĩ-nhân chí-sĩ, liều mình vì nước, không tiếc sinh-mệnh, cũng là do cái tình ấy. Kẻ vì ái-tình nhi-nữ mà lưu huyết, tất cũng có thể vì ái-tình quốc-gia mà hưu-huyết; kẻ vì ái-tình nhi-nữ mà tiếc huyết, dễ đã mong gì kẻ ấy vì ái-tình quốc-gia mà chịu lưu huyết ư! Tình thâm như Mộng-Hà, tức là một người con trai có huyết-tính đó. Chàng coi ái-tình là sinh-mệnh thứ hai của mình, cho nên lưu huyết mà chuộc lấy. Tình đã là quý, huyết há trôi hoài. Tuy rằng quá đáng, nhưng cũng không hổ là một người đa tình ở trong thiên-hạ.

Ngày hôm sau, Lê-nương được thư, kinh sợ tái người, nhìn ra toàn những vết máu tươi lốm-đốm! Hà-lang! Hà-lang! Sao lại tự khổ như thế dư! Lê-nương bấy giờ vừa sợ vừa đau, tay run lên, sắc xám đi, mắt hoa lên, trong lòng tựa như có muôn ngọn gai đâm, không thể một khắc nào chịu nổi. Bèn ngậm lệ đọc lời thư rằng: