Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/206

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 204 —

hạnh, cố nhiên là xa cách một trời một vực; mà ngay so với Lương-Lâm chết vì tình, Bảo-Ngọc đi tu phật, bỏ công danh như giép nát, coi tính mệnh như lông hồng, thì tuy rằng tình có thâm, nhưng bụng dạ thì còn chật hẹp, chứ chưa biết đem cái tác dụng của ái tình mà phân biệt điều lớn nhỏ, cân nhắc điều trọng khinh. Tôi yêu Mộng-Hà, tôi phục Mộng-Hà, vì vậy tôi muốn đem cái lịch-sử của Mộng-Hà chép thành quyển sách để làm gương cho bạn thanh-niên. Song hổ vì sức kém tài hèn, e rằng làm ra chẳng kẻo khiến cho giảm giá mất một đoạn phong-lưu giai-thoại. Tôi vốn biết anh có tài khéo tả được những cái tình tứ khó tả, cho nên đem người ấy việc ấy biên chép lại để gửi cho anh. Xin anh nên lấy cái ngòi bút gấm hoa mà tả nên một thiên văn-chương phải reo phải khóc, khiến cho hết thảy giai-nhân tài-tử trong thiên-hạ phải đồng thanh mà khóc lên một hồi. Anh vốn là người đa-tình tất vui lòng vuốt giấy dầm bút để vì khách-tình tả nên truyện ấy. Cuốn sách này in ra chắc sẽ làm cho Lạc-dương giấy đắt chứ chẳng không. Tôi xin lấy giọt móc ở hoa tường-vi mà rửa tay tẩy mắt sẵn để chờ cuốn tiểu-thuyết mới này xuất thế..... »

Tôi đọc thư của Thạch-Si, lại xem cái lịch-sử của Mộng-Hà đo Thạch-Si thuật ra, thấy Thạch-Si khen ngợi chí-khí của Mộng-Hà hết sức. Nhưng tôi thì có lấy làm ngờ. Nghĩ như cái tình của Lê-nương đãi Mộng-Hà thiết đến như thế; Mộng-Hà trước thì khêu tình người ta, sau thì làm chết người ta, trước đã việt phận mà làm hại Lê-nương, sau lấy hư danh mà làm lầm Quân-Thiến, đến nỗi phải hương tan ngọc nát, Bá-nhân chết bởi tay mình; như vậy thì Mộng-Hà đáng lẽ phải theo dấu Hàn-Bằng hóa bướm khi xưa, lấy một cái chết mà báo đền tri-kỷ, thì cũng không mất là một tay kiện tướng cảm tử ở trong cõi ái-tình. Nay lại trộm sống ở nhân-gian, náu vết ở hải ngoại, giả thác lời nói, chầy-chuội nợ tình, đó thực là đồ vô-lại, chứ sao được gọi là tình-chủng. Tôi vì nghĩ thế mà lấy làm khinh bỉ, bèn không muốn theo lời Thạch-Si. Vả trong thư Thạch-Si chỉ thuật đến khi Lê-nương chết mà cái kết-quả của Quân-Thiến thì còn khuyết không thấy nói đến, tuy đóa hoa lênh-đênh trôi giạt, vận mệnh cũng chẳng khó suy lường, nhưng toàn thư đã là một tập bảo lục,