Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 19 —

nghe ngóng. Sau biết Mộng-Hà dạy bảo ôn-tồn, vả yêu thương Bằng-lang không khác gì con đẻ. Lê-nương mừng lắm, bất giác vì sự yêu con mà từ đấy sinh lòng kính mến Mộng-Hà. Nàng nghĩ chàng là một người tính-tình ôn-nhã dường kia, chắc có cái tài hoa khác chúng, con ta may-mắn gặp được thầy hay. Rồi nàng lại nghĩ: « Chàng là một kẻ giang hồ lận-đận, bèo sóng lênh-đênh, quê người thân thích là ai? quán khách chuyện trò với bóng, cảnh-ngộ như thế, thực đáng nên thương thầm. Ngọn đèn mờ tỏ, mạch hận đầy vơi, ý khí thiếu niên, tiêu mòn đến hết, há chẳng phải là một kẻ thương tâm trong thiên-hạ đó sao! » Ôi, đến bấy giờ mà sợi dây tình ái của hai người trong chỗ vô hình sớm đã ngầm-ngấm bắt nhau rồi vậy.

Đòi phen gió gác trăng sân, khuynh-thành bóng khuất mấy lần rèm châu. Mộng-Hà tuy là họ xa với nhà họ Thôi, nhưng người trong nhà có những ai thì chưa được rõ. Tuy nhiên, Bằng-lang không cha, Mộng-Hà đã biết, Bằng-lang có mẹ, Mộng-Hà tất biết, huống chi lại chính miệng Thôi-ông đã từng nói đến tiếng « Mợ Lê »! Thế nhưng Mộng-Hà tuy biết có Lê-nương mà tuổi của Lê-nương, sắc của Lê-nương, tài của Lê-nương, Mộng-Hà đã được biết rõ đâu. Chẳng qua thỉnh-thoảng nghe lóng được ở bọn thằng nhỏ con hầu vô ý nói đến Lê-nương, thì biết rằng nàng hằng ngày thường giảng sách cho Bằng-lang nghe, cầm tay cho Bằng-lang viết; thêu-thùa dảnh việc lại lấy sách vở làm bầu bạn, hoặc lúc làm thơ làm phú, tập giấy giáp đã trồng lên đẫy thước ở trên đầu bàn; trong phòng thì sửa sang sạch-sẽ, xếp đặt gọn-gàng, khác hẳn với các chốn buồng hương gác gấm. Vì vậy chàng biết nàng là một người tài-nữ: khuyên trẻ học hành, đức-hạnh sánh cùng Âu-mẫu, chuốt câu cẩm-tú, tài hoa tranh với Tạ-cơ. Tiếc thay, phận gái đa tài, con tạo vẫn hay ghen ghét, cái điều bạc-mệnh, rằng hồng-nhan tự thủơ xưa. Tuổi xuân không huệ héo lan tàn, dữa đường cũng loan chia phượng rẽ, trăng già phải-gió, chua lầm trong sổ nhân-duyên, tạo trẻ đành-hanh, khéo mở ra trời sầu hận. Bông hoa tan-tác, chiếc lá tơi-bời. Như đời Lê-nương chính là một tấm gương đau đớn soi chung cho các chị em bạc-mệnh trong thiên-hạ đó. Mộng-Hà đối với nàng đã mến về tài, lại thương về mệnh, vì thương mến sinh ra quyến-luyến, vì