Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/218

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 216 —

đến chậm mất một năm, nay nhà ấy đã không có ai nữa ». Thạch-Si nói: « Mụ không biết tôi ư? Mụ già nhìn kỹ Thạch-Si rồi cười mà rằng: « À, ông có phải là Tần công-tử không? Mắt tôi hoa đấy. » Thạch-Si nói cái ý định đến chơi. Mụ bèn dẫn chúng tôi đi vào. Qua một cái vườn nhỏ, giặng thông xanh biếc trông cũng đáng yêu. Quanh-quất đi đến một cái nhà sách, cánh cửa khóa chặt, bụi bậm phủ đầy. Trước cửa có cái sân, sân cũng khá rộng. Cảnh-tượng trong sân rất giống như một nơi cổ-sãi, rêu xanh phủ kín, không hở chỗ nào, vì đã lâu lắm không có vết chân người qua lại. Thạch-Si dẫn tôi đến một chỗ, mặt đất chồi lên thành một cái gò con, ấy tức là chỗ Mộng-Hà chôn hoa đó. Muốn tìm lấy mảnh đá mộ-chí thì đã không thấy, có lẽ vì lâu ngày mà bị sức hút ở tim quả đất hút vào chăng? hay là ai đã cầm về cất đi để giữ làm gạch Tần ngói Hán đó chăng? Không thể biết được. Trên mả cỏ ngắn mọc lăn-tăn, màu cỏ ra chiều cằn-cỗi; dưới gốc cỏ thì những bùn khô kết lại thành vô số những viên nho-nhỏ, phảng-phất như những giọt lệ máu của con người thương tâm. Thăm viếng hồi lâu, loanh-quanh ngắm-nghía, tôi chợt bảo Thạch-Si rằng: « Anh nói dối tôi, trong sân phẳng-lừ, làm gì có những cây Lê-hoa với Tân-di ở đâu? » Thạch-Si nói: « Lạ thay! Những cây ấy trước kia có thật, chẳng hay nay sao cành khô lá héo cũng đều không thấy một tý gì! Có lẽ mỹ-nhân đã trở lại giao-đài, mà mầm thiêng của mỹ-nhân cũng bị thần giữ hoa rổ lên đem về giồng ở trên tiên khuyết rồi chăng? » Nhân gọi mụ già ra hỏi. Mụ nói: « Trước kia ở trong sân nghe nói cũng có hai cây ấy thật. Sau khi Lê phu-nhân chết, cây lê sang xuân liền không ra hoa, Tân-di tuy có ra hoa, nhưng cũng không được như năm trước. Tháng sáu năm ấy Quân cô-nương lại chết, hai cây đều khô héo đi dần, cành lá thướt tha, đã không còn cái vẻ tốt tươi ngày trước. Đến sau khi ông chủ tôi chết, chúng tôi đến đây, thì chỉ thấy hai cái gốc khô, đứng trơ sừng-sững, cành lá đều mất hết cả rồi. » Hỏi cái gốc khô ở đâu thì mụ nói là đã chặt xuống để làm củi. Tôi nói: « Tiếc thay! Đó thực cũng là loài tiên-đồng. Cỏ cây không biết gì mà cũng vì chủ chết theo, ấy chính gọi là tình-chủng đó. Dầu một cái gốc khô của nó cũng rất đủ cho người sau thăm viếng, mụ già ngu tục, nỡ chặt bỏ đi, thực là có hại cho phong-