Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 22 —

Giở-giang duyên lứa, trâm gẫy bình tan, giằng-giặc tháng ngày, sầu vùi thảm lấp. Chị Nguyệt sáng soi đêm vắng, kết bạn làm khuây; nàng Oa sống lại ngày nay, vá trời hết phép. Hận theo năm đến, sầu dục người già; thân góa bụa mong gì được sống lâu ở vòng nhân thế! Lê-nương suy trước nghĩ sau, lòng nàng đã đứt ra từng khúc, nước mắt chan-chứa, bất-giác cất tiếng khóc òa lên. Không ngờ Mộng-Hà đương trong giấc điệp mơ-màng, nghe tiếng khóc giật mình tỉnh ra, tình-cờ lại trông thấy chân-ảnh của lê hoa ở dưới trận mưa sầu tầm-tã. Mộng-Hà trông thấy Lê-nương, Lê-nương chưa từng được trông thấy Mộng-Hà, nhưng tấm tình của Mộng-Hà thì Lê-nương đã rõ và vẫn đem lòng cảm. Đôi tình đã cùng nhau vương vít, mà một tiếng khóc đêm hôm ấy lại là khởi điểm cho cái cuộc đôi ngả tương tư.

Từ đó về sau, tai Mộng-Hà thành ra cái máy lưu-thanh, mỗi lúc lắng tai nghe, lại văng-vẳng thấy tiếng Lê-nương khóc ở bên tai hu-hy nức-nở; mắt Mộng-Hà thành ra cái đồ chụp ảnh, mỗi khi nhắm mắt nghĩ, lại tưởng-tượng thấy hình Lê-nương đứng ở trước mắt yểu-điệu thướt-tha. Hôm trước nhân tình cờ được trông thấy nàng, hôm sau chàng bèn cố ý nói hở với Bằng-lang; lại nói rằng: « Người đẹp như ngọc, mệnh mỏng như hoa, đã đa sầu, lại đa tình », bốn câu ấy để tặng cho mợ con thật là đúng lắm. Bằng-lang về phòng lại đem lời thầy nói với mẹ, đúng y như thế không sai chữ nào. Lê-nương bấy giờ đương ngồi đối mảnh gương loan, nghe thấy lời tặng của Mộng-Hà mà sợ mà thương mà than mà khóc, mà chau mặt, mà gật đầu, một tấm lòng son, không vò mà rối. Còn Mộng-Hà thì sau khi Bằng-lang xuống rồi, trong lòng thắc-thỏm, chỉ sợ Bằng-lang đem lời ấy nói với Lê-nương. Lê-nương hoặc lại giận mình chăng. Chàng rất lấy làm hối là mình nông nổi lỡ lời, xuốt đêm lo nghĩ không sao ngủ được. Than ôi! Nỗi buồn của Lê-nương đêm ấy thế nào thì Mộng-Hà nào có khác gì đâu.

CHƯƠNG THỨ TƯ
Duyên Văn

Cổ-nhân có câu: « Được một người tri-kỷ, có thể một đời không phải oán hận », lời ấy có ý cảm khái về nỗi tri-kỷ khó tìm. Tri-kỷ là biết mình, hai người cùng biết rõ lòng nhau, mình