Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 24 —

phất-phới, một lối như nhau; tơ tình vấn-vương, đôi nơi chẳng khác. Gác gấm bóng người, song thơ tiếng học, như liền như cách, trong gang tấc lại gấp mười quan-san. Rắp lên cung Quế, hãy chờ mượn búa Ngô-Cương; muốn đến non Bồng, còn đợi thuận buồm Vương-Bột. Dưa thong-thả tới mùa sẽ chín, mía dần-dà đến gốc mới ngon. Thế là hai tình do tan mà hợp, từ nông đến sâu, dần-dần đến cái lúc khăng-khít keo sơn, kể cũng phải tốn nhiều công lắm. Lá thắm cạn dòng, chim xanh dứt nẻo, mối-manh tin-tức, chỉ nhờ ở ngòi bút mảnh giấy mà thôi.

Bóng chiều phai nhạt, sương tối mịt-mờ; hoa rụng đầu cành, gió bay tràng áo. Non xuân xanh biếc, dòng nước trong veo, hình non đảo ngược dưới dòng sâu, sọng động rung-rinh, vẽ ra cái cảnh thật là kỳ-diệu. Mấy lớp nhà tranh, ngọn khói bốc lên nghi-ngút, làm trò múa rối trên từng không. Bên sườn núi, ngoài bãi sông, anh tiều gánh củi, cậu mục gõ sừng, vừa đi vừa hát nghêu-ngao, như điểm xuyết thêm cho phong-cảnh. Bên nhịp cầu mấy gốc cây già, cành cây như vẽ, chim hôm về đậu, xào-xạc kêu ran, tựa hồ như bảo ai rằng: « sương lạnh trời chiều, về đi kẻo tối », khách qua đường nghe tiếng, đố ai không trạnh lòng. Cảnh vật bốn bề, thật là một bức tranh « cảnh chiều nhà quê » tuyệt đẹp. Qua cái cầu đi sang phía tây, trên dậu hoa dâm-bụt, thấy lộ ra một góc tường vôi, nhà con một nếp, cây bọc bốn bề, cũng phảng-phất có cái thú rừng, suối, ấy là lớp nhà sau của họ Thôi đó. Đôi cánh kiền-khôn, song then suốt buổi. Bên trong cái cổng có một cái vườn nhỏ trồng rau, trông cũng tốt-tươi. Qua cái vườn thì đến lớp nhà con, ấy chính là phòng sách của Mộng-Hà. Bấy giờ ở trên cầu có một người đương đi, chân bước vội-vàng, vành mũ thỉnh-thoảng lại đụng vào cành cây lạt-chạt, trông lớp nhà nọ, mà giảo bước về. Ấy là ai? Ấy là ai? Chẳng phải là Mộng-Hà ư? Mộng-Hà đi đâu về? Chàng ở trường học về đó. Ở trường về sao chàng đi đứng vội-vã thế? mặt mũi ngơ-ngác thế? Chim hót sương sa, cảnh chiều đẹp thế, sao chàng lại chẳng hãy dừng bước lại ở dưới bóng tà-dương một lát mà ngắm trông phong-cảnh bốn bề? Số là chàng dạy học, suốt ngày mỏi-mệt, đương muốn nghỉ-ngơi; lại thêm tơ-tình vướng-vít, nỗi lòng ngổn-ngang, ba thu họp một ngày giằng-giặc; trước án nằm khàn, ngâm thơ, đọc sách, còn có thể giải sầu tiêu