Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 33 —

thực không còn muốn để lụy cho người quân-tử làm gì. Vụng tu những tự ngày xưa, duyên hương lửa hãy xin chờ kiếp sau. Nếu ta cùng thương nhau thì trên mây xanh dưới suối vàng sẽ còn gặp gỡ có ngày, cùng nhau xin với chị trăng già chua tên vào trong sổ vợ chồng để kiếp khác được tròn ước nguyện. Lê-Ảnh không phải kẻ vô tình mà dám phụ tình ông anh và không coi nhau làm tri-kỷ; chỉ e tơ tình đã vướng, gỡ ra không được, sau này sẽ phải trải những bước khó khăn, chịu những cơn khủng bố, và thêm lên những mối phiền não vô cùng vô tận, rút lại đến áo xanh đầm lệ, phấn đỏ thành tro, thực là không may cho Lê-Ảnh mà cũng là không may cho ông anh nữa. Đến như việc muốn xem tập thơ thì Lê-Ảnh ngâm nga mới học, lề-lối chưa tường, một đôi khi chắp-chảnh quàng xiên, chẳng bõ mua cười với các nhà tao-khách. Ông anh vốn là người yêu tài như cụ Tùy-Viên khi trước, nếu cho Lê-Ảnh là khó dạy mà đặt vào hạng đệ-tử, Lê-Ảnh sẽ sin trút trâm tháo xuyến, để dâng làm lễ nhập-môn. Sau này lui tới cửa thầy, rửa nghiên mài mực, không dám quản công, may cũng không đến nỗi cầm ngược đầu sách, để làm cho cửa thầy mang tiếng. Đó là điều rất mong muốn của Lê-Ảnh mà chắc ông anh cũng chẳng nỡ chối từ. Tấm tình nông nổi, bày tỏ rạch-ròi. Lệ thấm tờ hoa, nhập-nhòe nét chữ. Mong ông anh xét cho.

Lê-Ảnh kính bạch, »

Ký-giả viết đến đây xin có một câu hỏi các bạn độc-giả: Mộng-Hà đọc bức thư của Lê-nương sẽ sinh ra cái cảm-tình thế nào? Bức thư của chàng chan-chứa đều những giọng tình. Đến như bức thư của nàng thì như hữu tình, như vô tình, lời không ra nghiêm mà nghiêm, giọng không ra oán mà oán; ngoài lời nói đã có ý tạ tuyệt; cứ thường tình ra, chàng xem thư ấy tất phải thất vọng mà oán Lê-nương là người vô tình. Thế nhưng không biết rằng, chàng nào phải là Tư-Mã, mà nàng lại nào phải Văn-Quân; hai người cảm nhau là xuất ở chí tình, chứ không phải căn ở nhục dục. Chàng viết thư cho nàng không phải là chêu ghẹo, chẳng qua tiếc vì tài mà thương vì mệnh, xót cho người lại giận cho mình, cùng phường luân-lạc, cũng kiếp lao-đao, vậy