Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 38 —

mà chàng đến dạy. Thạch-Si lớn hơn Mộng-Hà hai tuổi, trước đã học mãi ở trường Nam-dương công-học, tài hoa khác chúng, khí vũ hơn người, chính là một người xuất-sắc ở trong làng ấy. Làng ấy ở miền cuối Dung-hồ, cách xa thành-thị, chu-vi mười dặm, chia ở hai bên bờ phía bắc phía nam, khuất-khúc vòng quanh, như hình trôn ốc. Đất ở hẻo lánh, người dân ngu ngoan, vì phong khí hãy còn bế-tắc. Thạch-Si nhiệt tâm về đường giáo-dục, nặng tình với chốn tử tang, muốn vì quê hương mưu sự khai thông phong-khí. Sau khi tốt-nghiệp, tự bỏ tiền túi dựng một cái trường học có hai lớp để tạo phúc cho người trong làng. Mộng-Hà khi đến dạy học thì trường ấy đã được ba niên-khóa. Người cha Thạch-Si tên là Quang-Hán, là một người tuổi cao vọng trọng ở trong làng. Nhà vốn hào phú mà chỉ sinh được một trai là Thạch-Si, yêu quý như vàng, Thạch-Si muốn gì được nấy. May Thạch-Si tính hay huy-hoắc; nhưng biết tự kiểm thúc, phàm những thứ rượu chè, những nơi hoa liễu, không hề bao giờ bước chân đến, chỉ khi gặp những việc công-ích thì hăng-hái giốc túi, không tiếc đồng tiền. Người cha cũng không phải tuồng biển-lận như ai, thấy con biết nghĩ cách làm ơn cho người làng thì cũng vui lòng mà cho được thỏa chí. Vì thế Thạch-Si bao biện cái trường học ấy mỗi năm tốn một khoản tiền lớn mà vẫn có tiền chi cấp cũng là nhờ ở một cái gia-đình lương-hảo sẵn lòng việc nghĩa cho nên chàng mới được vung tay.

Duyên ưa bèo sóng, mùi bén chi lan. Thạch-Si là một người tính trời hào-sảng, nết đất phong-lưu; khí-độ hơn người, vào bậc nhân-vật thứ nhất trong làng tân-học. Chàng cùng Mộng-Hà gặp-gỡ lần đầu đã thân-thiết ngay như bạn cũ; hai người chí-khí giống nhau, tài học ngang nhau, kẻ bắc người nam mà trở nên lan vàng gắn bó, sớm tối gần kề, thực cũng không phải là ngẫu-nhiên vậy. Trường học với nhà chàng chỉ cách có cái tường thì đến, ngày nào chàng cũng sang trường, vì chính chàng cũng nhận dạy hai khoa Anh-văn và Cách-trí. Mỗi buổi dạy học xong lại cùng Mộng-Hà đi dạo mát ở cánh đồng không, để hô hấp lấy cái không-khí trong lành và được rộng thêm trí-thức về đường thực-vật. Khí-vị hương-thôn khác hẳn với nơi thành-thị phồn-hoa