Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/65

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 63 —

tanh, mảnh tờ không thấy; nay ốm vừa khỏi thì một lúc đến hai phong thư. Trong đó tựa hồ như có người cố ý bày trò ra vậy. Tin mừng đưa đến, gánh sầu nhẹ veo. Đường-quán-Hưu xưa có câu thơ: « Nỗi lòng man-mác nhớ người xa, tiếng quẹt đưa thư đến trước nhà », so với tình-cảnh của Mộng-Hà bấy giờ thực là đúng lắm.

Bóng dương lồng-lộng dữa trời, bước chân ra cửa miệng cười như hoa. Gió bay phân-phất áo là, cành cây thưa nhặt một và tiếng chim. Non xa vẻ khéo ưa nhìn, đồng xa man-mác mấy nghìn dặm khơi. Long-lanh đáy nước in trời, bức tranh con tạo chiều người giở ra. Phong-Cảnh đi sớm riêng có vẻ thanh-tân. « Nắng chiếu sương tan người vắng tanh », nếu không phải kẻ ở nhà quê thì sao tưởng-tượng được cái thú thiên-nhiên ấy. Chàng từ nửa tháng lại đây, nằm bẹp trong nhà đã lâu không được hô-hấp cái không-khí trong sạch ở ngoài đồng, trong mình rất là bực dọc. Ngày nay một mình đi sớm, đường cái vắng thanh, việc mừng còn ở trong lòng, cảnh đẹp phô ra trước mắt, tâm thần thư-thái, tai mắt nhẹ-nhàng. Cùng một cảnh ấy, lúc thất ý nhìn ra thì thấy buồn tanh, khi đắc ý trông vào lại ra vui-vẻ, tâm-lý của người ta mỗi lức mỗi khác mà cảm-tình đối với vật ngoài nhân-thế mà cũng khác nhau xa. Chàng bước chân ra ngoài lần này nếu không phải là sau lúc có sự vui mừng thì người vừa yếu khỏi, đường có gần đâu, cảnh khéo thờ-ơ, chân đi thất-thểu, cái nông nỗi dọc đường, chửa biết là chàng sẽ buồn rầu như thế nào vậy.

Đã đến trường, người trong trường đều xúm lại hỏi han, học-trò thì ai nấy hớn-hở reo mừng, đủ biết cái cảm-tình của họ đối với chàng lúc ngày thường thân-thiết là thế nào vậy. Trường này tất cả có hai thầy giáo. Một thầy tức là người họ Lý kia. khi Thạch-Si còn ở nhà mỗi ngày cũng có dạy một hai giờ đồng-hồ; sau khi Trạch-Si đi thì phần việc ấy về chàng nhận cả. Đến khi chàng ốm, công việc nhà trường đều về một mình thầy giáo Lý đởm-đương, Lý là một người trong làng tân-học, hơi nhiễm thói đời, tính-tình không được hợp với chàng. Lại hay có tính khoe mình mà chê người, chàng cũng chẳng thèm chấp chi, chỉ khinh bỉ thầm ở trong bụng. Lý nghe chàng đến, vui vẻ đón chào. Chàng cảm ơn mà rằng: « Mấy ngày đau yếu, không ra