Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/90

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 88 —

tâm về việc học hành, ngoài bài vở nhà trường không hề hỏi-han đến việc gì cả, không phải là vô tình quá thế, chỉ vì không được rỗi thì giờ. Ngay đến sau khi về nhà, trừ cái thì giờ nói chuyện với Lê-nương, lại suốt ngày còm-cọm bên án như một ông đồ già, hoặc ôn bài cũ, hoặc xem sách mới, nhất-thiết việc nhà đều không nhìn gì đến. Vì vậy cuộc giao-thiệp của Mộng-Hà và Lê-Ảnh, nàng tuyệt-nhiên không biết tý gì. Mà Lê-Ảnh cũng hết sức bưng che, câu chuyện riêng tây không dám để cô em được biết.

Vào cửa mỉm cười, trông nhau buồn ngắt. Quẹt kêu trước cửa, tiếng hững-hờ sao! yểng hót ngoài song, giọng phiền-não mấy! Quân-Thiến cùng Lê-nương cách-biệt đã lâu; trong khoảng hai tuần-lễ tới đây lại vì phải dự-bị sắp đến kỳ thi không có thì giờ rỗi viết thư thăm hỏi. Nay việc thi đã đoạn, buông chèo về quê, sau khi cùng chị Lê xa cách lâu ngày đương mong được cùng nhau song biếc cầm tay, buồng hương họp mặt, đèn khuya đôi bóng, trò-chuyện nói cười, rồi đây ngày hạ còn dài, cảnh gia-đình còn lắm trò vui, có thể đem về cuộc xum họp những ngày, bù lại nỗi phân-ly mấy tháng. Thuyền chạy như bay, quê cũ gần kề trước mắt. Ngọn cỏ bên đường, cánh hoa trước gió, buổi trước trông ra thì đều là cái mối cưu sầu rước giận, ngày nay vì trong lòng vui-vẻ mà những cảnh-tượng ấy tiếp xúc vào mắt, xinh đẹp thay một bức tranh tình! Tấm lòng mong nhớ của chị Lê hẳn cũng chẳng khác gì ta, nay thấy ta về không biết là sẽ vui-vẻ đến thế nào vậy.

Cơm trưa khói bốc bốn bề, thuyền lan một lá áp về bến xưa. Thuyền vừa đỗ bến Dung-hồ, một người con gái từ dưới thuyền bước lên, áo lụa giầy da, tay cầm một vài quyển sách, coi nhẹ-nhàng như én bay trước gió, một người lái thuyền xách cái va-ly theo sau lếch-thếch, trông qua cũng biết là người nữ-học-sinh từ trường học về. Người nữ-học-sinh ấy là ai? Chính là Quân-Thiến. Quân-Thiến sau khi lên bờ, trông thẳng ngõ nhà mà về, gót giầy lốp-cốp, dáng mặt vội-vàng, trông mất hẳn cái vẻ nhàn-tĩnh lúc bình-nhật. Bởi vì dạ khách mây vần, lòng quê lửa cháy, nên cái vẻ vội-vàng lật-đật, đều lưu-lộ cả ra một cách vô-tình. Chẳng bao lâu đã về đến cổng, về đến cổng mà bóng người vắng tanh, lại chẳng bao lâu đã vào đến sân, vào đến sân mà