Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/93

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 91 —

cho Lê-nương, sớm tối không dời ra một khắc. Nấu thuốc dâng thang, ân-cần hết sức; đắp chăn thay áo, săn-sóc đến điều. Ngày dài đằng-đẵng, lại cùng với người ốm, trò-chuyện gần xa, cuồn-cuộn như nước tuôn không rứt, đem những việc nghe thấy trông thấy bên ngoài mà kể-lể, hoặc cuộc vui chơi, hoặc tình nhi-nữ, hoặc việc ngày nay, hoặc chuyện ngày xưa, bao nhiêu cái hình-hình sắc-sắc mà ở trong bể óc hãy còn nhớ ghi, đều dốc hũ nghiêng bàu mà đem cống hiến ở bên tai Lê-Ảnh; trong khi nói lại chen giọng khôi-hài, pha câu bình-phẩm, mây tuôn sóng động khách du thuật chuyện ngoài biển khơi; gấm dệt hoa thêu, con hát ra trò trên sân khấu. Lê-nương nghe chuyện quên cả mệt, không biết mình đương trong lúc yếu đau. Ngoài ra lại những tình-hình ở trường học, cảnh vật ở quê người, cho đến sự bạn bè chơi vui thế nào, học-vấn tấn-ích làm sao, phàm chuyện gì đủ làm khuây-khỏa cho Lê-nương, Quân-Thiến đều không quản rát lưỡi khô môi đem mà kể-lể. Có lúc lại cất tiếng hát những khúc « Du-xuân » ngâm những bài « Vinh-hoa », giọng ngâm uyển-chuyển, tiếng hát du-dương; nàng nghe vào khoan-khoái nhẹ-nhàng, khối sầu đã dần-dần tan hết. Quân-Thiến ngày thì cùng Lê-nương chuyện-trò, đêm lại cùng Bằng-lang cùng ngủ ở bên giường bệnh, bởi Quân-Thiến khéo ru-rín cháu mà Bằng-lang cũng quấn quít cô. Cái phòng bệnh tối tăm kia từ khi có Quân-Thiến về mà thành ra như đem bóng sáng soi vào, hơi dương ấm-áp, mây sầu tiêu tan, chẳng khác như một cái nhà thương tốt vào bậc nhất trong thế-giới. Dẫu cho bệnh đến mười phân, các thầy thuốc đều bó tay cả, song được một người trông nom mà hết sức săn-sóc ân-cần như thế cũng đủ làm cho ma-bệnh phải lánh mặt, thần chết phải lùi chân. Huống-chi Lê-nương nào có phải thực là bệnh đâu, chẳng qua mối nghĩ vẩn-vương, dạ phiền trồng-chất; tơ tình nọ rứt đi không được, mạch sầu kia tuôn đến càng đầy, vì thế mà sậm-sột không yên, mệt mê thành bệnh. Nay Quân-Thiến khéo đem chuyện-trò mà vì nàng rập mối sầu phiền, khêu lòng vui-vẻ, chẳng bao lâu mà bệnh nàng mười phần đã bớt đi tám chín, cơm cháo cũng ăn được hơn trước, trong vẻ tiều-tụy đã hiện ra cái vẻ hoạt-bát tỉnh-tao, không mấy bữa mà nàng đã trở nên lành-mạnh. Vậy thì Quân-Thiến về, thực có tạo-phúc cho Lê-nương rất lớn. Tuy nhiên