Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/106

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

104
NHO-GIÁO


lương-tri là cái mối đầu rất lớn của sự học-vấn. Ấy là cái nghĩa thứ nhất của thánh-nhân dạy người. Nay nói: chuyên cần ở cái cuối của kiến văn, thì bỏ mất cái mối đầu, ấy là trụt xuống cái nghĩa thứ hai vậy.... Đại để, cái công-phu của sự học-vấn là chỉ chú ý ở cái mối đầu. Nếu chú ý ở cái mối đầu, chuyên lấy trí-lương-tri là việc cốt-yếu, thì phàm đa văn đa kiến, không cái gì là không phải cái công của sự trí-lương-tri.» (Ngữ-lục, II). Sự học của thánh-nhân chỉ chủ ở sự tìm cho thấy rõ cái bản sắc của lương-tri, chứ không có ý gì khác nữa. Cái hư-vô của lương-tri cũng như cái hư-vô của Thái-hư. Mặt-trời, mặt-trăng, gió mưa, sấm sét, núi sông, dân vật, phàm vạn hữu đều ở cả trong Thái-hư vô hình mà phát-dụng lưu-hành, mà chưa tầng có vật nào làm ngại trở cho Thái-hư. Thánh-nhân thuận cái phát-dụng của lương-tri, thì trời đất vạn vật đều ở trong sự phát-dụng lưu-hành của lương-tri, mà chưa tầng có một vật nào ra ngoài lương-tri mà làm ngại trở được. Song cái học quang minh chính đại ấy, không phải là ai cũng hiểu rõ ngay được: người nào có chí ở đạo, rồi hết sức cố gắng tìm cho thấy đạo, thì mới biết được cái chân-tướng của lương-tri. Bởi vậy Dương-minh nói rằng: « Duy những kẻ sĩ có đạo, thì mới thật thấy rõ cái chiêu-minh linh-giác của