Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/134

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

132
NHO-GIÁO


Nhân cái minh đến cái thành để người hợp với trời, gọi là thánh, Thiền-học có thế không? Có người nghi là hai chữ lương-tri bởi cái thuyết bản-tâm của Tượng-sơn mà ra. Về việc cầu bản-tâm ở lương-tri, thì cái cách chỉ-điểm thânt-hiết hơn, hợp trí-tri với cách-vật, thì cái công-phu thực có tuần-tự và trì-thủ, so với cách Tượng-sơn cho nhân đạo nhất-tâm tức là bản-thể để cầu cái « ngộ », thì lại không khác một hào ly hay sao? Tiên-sinh nói rằng: « lương-tri tức thị độc tri thời 良 知 卽 是 獨 知 時: lương-tri tức là lúc độc tri, » Như thế vốn không phải là huyền-diệu. Người đời sau cưỡng cho là cái quan-niệm huyền-diệu, cho nên mới gần Thiền-học, chứ thực ra không phải là cái bản ý của tiên-sinh. Còn như chỗ không hợp với Chu-tử là ở cả sách Đại-học. Chu-tử giải nghĩa sách Đại-học cho là trước phải cách trí rồi sau mới dạy cho lấy thành-ý; tiên-sinh giải nghĩa sách Đại-học thì cho cách trí là thành-ý. Cái công-phu hình như phân hợp không đồng, song xét rõ chỗ khẩn-yếu của hai tiên-sinh, đều không qua cái cửa « thận độc 慎 獨 », như thế thì nhân cái minh đến cái thành để tiến vào đạo của thánh-nhân, là như nhau vậy. Cho nên tiên-sinh lại có cái thuyết về vãn-niên định luận của