Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/136

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

134
NHO-GIÁO


đạo gì, hốt-nhiên ngộ được cái ý-chỉ cách-vật trí-tri. Đạo của thánh-nhân có đủ trong tính ta, không phải tìm ở ngoài.

« Cái học của tiên-sinh có ba lần biến, mới thấy được cửa đạo. Từ đó về sau, bỏ hết cành lá, chuyên ý ở cái gốc, lấy mặc-tọa trừng-tâm làm cái học-đích. Phải có cái trung chưa phát, thì mới có cái hòa của sự đã phát mà trúng tiết. Thị, thính, ngôn, động, đều lấy sự thu-liệm làm chủ; sự phát-tán là bất-đắc-dĩ vậy. Sau khi tiên-sinh ở Giang-hữu về, chỉ chuyên đề-xướng ba chữ trí-lương-tri. Im mà không cần phải ngồi, tâm không cần phải trừng, không tập, không nghĩ, cứ tự-nhiên theo thiên-tắc mà ra. Vì lương-tri là cái trung chưa phát, ấy là trước cái tri, chứ không phải là cái tri chưa phát; lương-tri là cái hòa trúng-tiết, ấy là sau cái tri, chứ không phải là cái tri đã phát. Cái tri ấy tự nó có thể thu liệm, không cần phải chủ ở sự thu-liệm; cái tri ấy tự nó có thể phát-tán, không cần phải định ở chỗ phát-tán. Thu-liệm là cái thể của sự cảm: tĩnh mà động vậy; phát-tán là cái dụng của sự tịch: động mà tĩnh vậy. Chỗ chân-thiết đốc-thực của cái tri là hành, cho minh-giác tinh-sát của cái hành là tri, tri với hành chỉ có một không có hai vậy. Sau khi tiên-sinh về