Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/170

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

168
NHO-GIÁO


« Tâm như Thái-hư, bản vô sinh tử 心 如 太 虛,本 無 生 死: Tâm như Thái-hư, vốn không có sinh tử. » Ông cho tâm vói đạo là một. Hết cái đạo mà sống, hết cái đạo mà chết, ấy là không có sinh không có tử. Cái học của ông vốn là theo cái học của Trình Chu, cho nên lấy cách-vật làm cốt. Nhưng sự cách-vật của Trình Chu thì lấy tâm làm chủ cái thân, mà lý thì tan ra ở vạn vật, thành thử tồn-tâm và cùng-lý phải hai bên đều tiến, mà ông thì bảo rằng: « Hễ biết cái gì, là phải quay về tìm ở thân, ấy mới thật là cách-vật. » Như thế thì lại khác cái ý-chí của Trình Chu. Ông lại nói rằng: « Nhân tâm minh tức thị thiên lý cùng, chí vô vọng xứ, phương thị lý thâm 人 心 明 卽 是 天 理 窮,至 無 妄 處,方 是 理 深: Cái tâm của người ta sáng, ấy là đến cái thiên-lý, đến chỗ vô-vọng, mới là chỗ sâu của lý. » Như thế lại là gần cái thuyết lương-tri của Dương-minh. Song ông lại bảo: Có cái trí-tri không cách-vật. Vậy thì việc mà mình trí tới đó là việc gì? Thành thử phải lấy sự cùng cái lý của sự vật ở ngoài làm cách-vật. Nếu theo cái nghĩa ấy, thì có thể nói là cái trí-tri của Dương-minh không ở cách-vật; nếu theo cái nghĩa câu: « Nhân tâm minh tức thị thiên lý », thì cái trí-tri của Dương-minh tức là cách-vật. Có một thuyết