Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/199

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

197
NHO-GIÁO


Trần Trăn, Chu Tiêu, Bành Canh, hỏi đến, thì lời đáp lại của Mạnh-tử thường chỉ ở trong khoảng: xuất xử, khử tựu, từ thụ, thủ dự mà thôi. Bởi thế cho nên: tính, mạnh, trời, là Phu-tử ít nói đến, mà nay những bậc quân-tử thường hay nói đến; những lời biện luận về việc xuất xử, khử tựu, từ thụ, thủ dự, là Khổng-tử và Mạnh-tử, thường hay nói, mà nay những bậc quân-tử ít nói đến. Ta nay bảo cái đạo của thánh-nhân là thế nào? Rằng: « bác học ư văn », rằng: « hành kỷ hữu sỉ », tự một thân mình cho đến thiên-hạ quốc-gia là việc học vậy; tự đạo làm con, làm tôi, làm em, làm bạn, cho đến khoảng xuất nhập, vãng lai, từ thụ, thủ dự, đều phải có việc hữu sỉ. Kẻ đi học mà không nói cái sỉ, là người vô-bản; không hiếu cổ đa văn, là cái học hư không. Lấy cái người vô-bản mà giảng cái học hư-không, thì ta thấy ngày càng theo học thánh-nhân mà càng xa thánh-nhân vậy. »

Đó là lời Cố Đình-lâm bác cái học của phái Diêu-giang. Cái học của phái ấy có chỗ lầm lớn, là đem cái học, hình-nhi-thượng mà truyền bá ra cho hạng người trung-nhân dĩ hạ. Cái lỗi ấy là tại bọn Vương Long-khê muốn lên cao quá, không theo lời dặn của Dương-minh, cho nên về sau thành ra một cái học hoang-phiếm không có cái gì là thiết-