Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/200

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

198
NHO-GIÁO


thực chắc-chắn. Cố Đình-lâm chê chỗ ấy của Diêu-giang-phái là rất phải, song ông đã biết rằng cái lý của tính và mạnh đã nói rõ ở Dịch-truyện, thì sao lại nói cái học về tính và mạnh không phải là Khổng-học? Ông cũng nhận là Mạnh-tử chăm chăm nói tâm, nói tính, thế có phải là trong Khổng-học có cái học hình-nhi-thượng không? Chỗ tinh-vi của Khổng-giáo là để cái học hình-nhi-thượng riêng cho thiểu số trung-nhân dĩ thượng, và lấy cái học hình-nhi-hạ để chung tất cả cho các hạng người. Những điều « bác học ư văn », « hành kỷ hữu sỉ » cùng những việc « xuất xử, khử tựu, từ thụ, thủ dự », là thuộc về phần hình-nhi-hạ-học. Cái lầm của phái Diêu-giang là ở chỗ lấy gốc làm ngọn, đem cái phần hình-nhi-thượng làm công-giáo mà dạy hạng trung-nhân dĩ hạ, cho nên mới hóa ra sự học rất dở ở cuối đời nhà Minh vậy.

Cố Đình-lâm không phân-biệt rõ chỗ ấy, cho nên lời phê-bình của ông chỉ đúng về mặt hình-nhi-hạ-học mà không đúng về mặt hình-nhi-thượng-học. Nho-giáo sở dĩ là cái học-thuyết hoàn-toàn, rất cao-minh và rất thiết-thực, là bởi có thượng-học và hạ-học điều-hòa với nhau, không thiên lệch về bên nào cả. Thượng-học để làm căn-bản cho hạ-học. Nhưng thượng-học không phải là cái