Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/215

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

213
NHO-GIÁO


đoái đến sự làm tàn hại cái đời của người, ấy là bất-nhân. Bất-nhân thực khởi thủy tự ở cái tâm muốn thỏa đời của mình; nếu không có lòng muốn ấy, ắt là không có sự bất-nhân. Song nếu khiến không có lòng muốn ấy, thì sự nhân-sinh của thiên-hạ hẹp lại, mà người ta coi nhau nhạt-nhẽo. Mình đã không muốn thỏa cái đời của mình, mà thỏa cái đời của người, là không có vậy. »

Đái Đông-nguyên cho tình với lý là một. « Ta với người giao với nhau, tức là tình. Không quá tình và không bất cập tình, tức là lý. Lý là chỗ tình không sai lầm, chưa có điều gì không hợp tình mà lại hợp lý. Phàm có muốn thi ra điều gì với người. thì hãy thử trở lại mình mà nghĩ xem, nếu người ta lấy điều ấy thi ra với mình, mình có chịu được không? Phàm có trách người điều gì, thì hãy thử trở lại mình mà nghĩ xem, nếu người ta lấy điều ấy trách mình, mình có nhịn được không? Cứ lấy bụng mình mà lường bụng người, thì cái lý rõ ra.» Thiết tưởng các tiên-nho không nói điều gì khác. Tống-nho vẫn cho cái tình tự nhiên là lý. Chỉ có cái tình tự-tư tự-lợi mới trái lý. Bỏ cái trái lý mà theo cái hợp lý, ấy là cái tôn-chỉ của Nho-giáo xưa nay vậy,

Xét trong cái học của Đái Đông-nguyên thì tâm tính của người ta có ba điều cốt-yếu là: