Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/234

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

232
NHO-GIÁO


có vua, là tại bọn tiểu-nho không hiểu rõ cái đạo vua tôi, gây thành cái vạ lớn cho muôn dân. Giả sử người làm vua mà biết rõ cái chức phận ông vua, như đời Đường Ngu, người nọ nhường cho người kia, thì hiểu bọn Hứa Do, Vũ Quang không phải là dứt tình với trần thế. Người làm vua mà không biết rõ cái chức phận ông vua, thì người ở thành-thị hay ở thôn-quê ai cũng muốn được, Cái đạo mà Hứa Do và Vũ Quang mở ra cho đời sau, không ai hiểu, thật lấy làm tiếc vậy.

Đạo làm vua đã không ai hiểu, đạo làm tôi cũng không ai rõ. Hoàng Lê-châu nói rằng: « Có nhân-quân, rồi lấy sự trông ở chỗ vô hình, sự nghe ở chỗ vô thanh mà thờ vua, có phải là đạo làm tôi không? — Rằng: Không. — Bỏ thân mình mà thờ vua, có thể gọi là đạo làm tôi không? — Rằng: Không. Trông ở chỗ vô hình, nghe ở chỗ vô thanh, giống như thờ cha; bỏ thân mình là cái cực tắc của sự vô tư; thế mà còn chưa đủ để đương được, thì đạo làm tôi thế nào mới phải? — Rằng: Vì thiên-hạ rộng lớn, không phải một người có thể trị nổi, bèn chia ra cho những người giỏi cùng trị, cho nên ta ra làm quan là vì thiên-hạ, chứ không phải vì vua; vì muôn dân, chứ không phải vì một họ. Ta lấy thiên-hạ và muôn dân làm cái khởi-kiến, hễ trái cái đạo, thì vua dù có lấy cái hình cái