Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/288

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

286
NHO-GIÁO


khởi từ đời Hán rồi đến đời Đường mới cực thịnh. Nho-giáo nhờ cái học ấy mà lan ra khắp thiên-hạ, nhưng cũng vì cái học ấy mà thành ra cái học hư-văn, làm mất cái chân-tướng sự học của thánh hiền. Hoàng Lê-châu đời Thanh-sơ, nói rằng: « Cử nghiệp thịnh nhi thánh học vong », thật là nói đúng cái bệnh của sự học khoa-cử vậy.

Nay ta có thể làm cái biểu tổng kê sự đại biến-thiên của Nho-học trải qua từ đời Chiến-quốc đến đời Thanh-mạt như sau này:

NHO-HỌC CHI-PHÁI BIẾN-THIÊN BIỂU

I. NGHĨA-LÝ-HỌC Chiến-quốc Mạnh-tử Tính thiện. — Cầu phóng tâm. — Trọng nhân chính
Tuân-tử Tính ác. — Kiểu tính. — Thượng lễ. — Trọng hình pháp.
Hán-Đường Huấn hỗ học Kinh-học kim-văn.
Kinh-học cổ-văn.
Tống-Minh : Lý-học Tượng-số-học.
Tống-học.
Tâm-học.
Thanh Hán-học,
Đạo-học,
Tân-học.
II. TỪ-CHƯƠNG-HỌC Từ Hán-sơ đến Thanh-mạt Khoa-cử-học Kinh-nghĩa. — Thi phú. — Tứ lục. — Văn sách.