Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/86

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

84
NHO-GIÁO


ông nói rằng: «Cái học của thánh-nhân không có người, không có ta, không có trong, không có ngoài, cho trời đất vạn vật làm một, để làm tâm; cái học của Thiền-tôn thì khởi ở sự tự-tư tự-lợi, mà chưa khỏi phân ra trong ngoài; đó là chỗ khác nhau vậy. Nay những người học về tâm tính mà ra ngoài cái nhân-luân và bỏ các sự vật, thì thật là Thiền-học; nếu chưa ra ngoài nhân-luân, không bỏ các sự vật, mà chuyên lấy tồn tâm dưỡng tính làm cốt, thì chính là cái học tinh nhất của thánh môn.» (Văn-lục, IV). Học-giả nên tế nhận chỗ ấy mà phân biệt cho rõ tâm-học của Nho-giáo và Thiền-học của Phật-giáo.

Sự giảng dạy của Dương-minh. — Thời bấy giờ Nho-học rất thịnh, nhưng chỉ thịnh về đường từ-chương, học giả đều đua nhau dong ruổi ở chỗ hư-văn, chải chuốt lời nói cho đẹp-đẽ để cầu lấy danh lợi, chứ không có mấy người thực-tiễn những việc đạo-đức, cho nên mới thành ra văn thịnh thực suy. Người nào có chí ở việc học, thì lại câu-nệ ở cái nghĩa chữ tuần tự tiệm tiến 循 序 漸 進 của Chu-tử, nên chi trì nghi không dám dũng mãnh về đường tiến-thủ, thành ra nhu nhược ti thiển. Dương-minh từ khi ở Long-trường đã ngộ được cái đạo của thánh hiền,