muốn đem đạo ấy dạy người để chữa cái thời tệ. Ông bèn xướng lên cái thuyết tri hành hợp nhất. Sau ông thấy các học-giả vẫn theo lối thấp hèn của tục học, không hiểu rõ chỗ thiết-thực của đạo thánh hiền, ông định tìm con đường cao minh hơn để tiếp dẫn những người có chí về việc học, và bảo các học-giả tĩnh tọa để tìm cái tâm. Sau ông thấy bọn học-giả dần dần đi vào con đường hư không trái với cái tôn-chỉ của thánh-học, ông lại lấy sự tỉnh sát khắc trị 省 察 克 治 làm cái thực công mà dạy người ta giữ thiên-lý bỏ nhân-dục. Một hôm ông ngồi bàn với môn-nhân về cái công-phu của sự học, ông nói rằng: «Dạy người ta học, không nên cố-chấp về một điều thiên lệch. Người ta lúc đầu, cái tâm cái ý không nhất-định, và cái tư-lự thường hay theo về một bên tư-dục, cho nên mới dạy cho phải ngồi im-lặng, và nghỉ hẳn cái tư-lự. Học như thế ít lâu, thì cái tâm cái ý tuy định, nhưng lại chỉ huyền không tĩnh thủ giống như cành cây khô, như đống tro nguội, lại là vô dụng. Bấy giờ nên dạy người ta tỉnh sát khắc trị. Cái công-phu tỉnh sát khắc trị thì không có lúc nào rỗi. Lúc vô sự thì đem những lòng hiếu sắc, hiếu tài, hiếu danh v. v. mà xét cho kỹ, cốt để trừ bỏ cho hết bệnh căn, khiến nó không phát ra nữa. Học-giả lúc ấy phải như con mèo
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/87
Giao diện