Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/93

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

91
NHO-GIÁO


ghét. Lại như nói: Người kia biết hiếu, người kia biết đễ, tất là người ấy đã làm việc hiếu việc đễ rồi, thì mới bảo là biết hiếu, biết đễ. Lại như biết đau. tất là mình đã thấy đau rồi mới biết đau: biết rét, tất là mình đã thấy rét rồi mới biết rét; biết đói, tất là mình đã thấy đói rồi mới biết đói. Như thế thì tri với hành phân ra làm hai thế nào được? Đó là cái bản-thể của sự tri hành, không có cái tư-dục cách đoạn ra vậy. Thánh-nhân dạy người tất phải như thế mới gọi là tri. không thì là bất tri.» — Từ Ái nói: «Cổ nhân chia tri hành ra làm hai, là cốt để người ta thấy rõ riêng từng cái: một cái hành để làm công-phu của cái tri, một cái hành để làm công-phu của cái hành, như thế thì cái công-phu mới có chỗ hạ lạc.» — Dương-minh nói: «Như thế là làm mất cái tôn-chỉ của cổ nhân rồi. Ta thường nói rằng: trí là cái chủ-ý của hành, hành là cái công-phu của tri. Tri là cái khởi đầu của hành, hành là cái thành-tựu của tri. Nếu khi đã hiểu được như thế, thì chỉ nói một cái tri là đã có cái hành ở trong đó rồi; nói một cái hành là đã có cái tri ở trong đó rồi. Cổ nhân sở dĩ đã nói cái tri, lại nói cái hành, là chỉ vì thế-gian có thứ người mờ-mờ mịt-mịt theo ý của mình, không biết rõ sự tư duy tỉnh sát 思 惟 省 察, ấy là minh hành vọng tác 冥 行 妄 作, bởi