Trang:Nho giao 2.pdf/134

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

134
NHO-GIÁO


trước, cho những bậc ấy đã biết hết cái biết, làm hết việc làm rồi. Người đời sau chỉ nên lấy sự biết và việc làm của những bậc ấy để làm tiêu-chuẩn cho sự học-vấn và sự tri-thức, thì có thể tránh khỏi được nhiều điều sai lầm. Đại-khái về phương-diện ấy thì cái ý kiến của ông cùng với ý-kiến của Mạnh-tử cũng tương tự nhau. Song có một điều là cái học ấy chỉ tiện cho đường trì-thủ mà hại cho đường tiến-thủ. Vì đã cho bậc thánh bậc vương biết hết cái biết và làm hết việc làm rồi, thì cái học của người ta đến đó là giới-hạn không lên cao hơn được. Thành thử nhân trí đến đó là phải dừng lại, không tiến lên được nữa.

III. — CHÍNH-DANH HỌC

Cái học chính-danh khởi-phát ra từ Khổng tử. Ngài đã đem phu-diễn cái đại-chỉ ra ở sách Xuân-thu, và môn-đệ Ngài cũng đã ghi chép những lời ngài giảng-dụ về điều ấy ở trong sách Luận-ngữ. Về sau các học-phái đều theo cái học ấy, nhưng đến Tuân-tử mới lập thành ra một học-thuyết bày tỏ mọi lẽ rất tinh-tường ở thiên Chính-danh. Thiết-tưởng