Trang:Nho giao 2.pdf/154

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

154
NHO-GIÁO


IV. — GIÁO-DỤC TRIẾT-LÝ

Tính ác. — Cái học của Tuân-tử theo cái tôn-chỉ trái với cái học của Mạnh-tử. Mạnh-tử lấy cái nghĩa « thiên mệnh chi vị tính », cho việc Trời là chí công chí chính, nên chi mới nói là tính thiện. Tuân-tử cho việc trời không quan-hệ gì đến việc người, và người lại hay làm điều ác, nên chi mới nói là tính ác. Bởi vậy về đường giáo-dục Mạnh-tử chủ ở sự « dưỡng tính », nghĩa là cái bản tính của Trời phú cho ta là thiện, ta sở dĩ làm điều bất thiện là bởi ta để vật dục làm mờ tối mất cái tính ấy, cho nên cái mục-đích của sự giáo-dục là cần phải nuôi cái tính ấy lên, thì rồi ta bỏ điều bất thiện mà làm điều thiện. Tuân-tử chủ ở sự « kiểu tính », nghĩa là cái tính của người ta là ác, ta phải tìm cách mà uốn nắn cái tính cho hợp đạo để làm điều thiện.

Trong một cái học của Nho-giáo mà thành ra hai cái thuyết tương phản nhau. Tuy vậy, nhưng cái phương-pháp giáo-dục của hai thuyết ấy cũng tương-tự nhau. Vì cả hai thuyết đều công nhận lấy nhân nghĩa lễ nhạc mà giá-ohóa. Mạnh-tử thì dùng nhân nghĩa lễ nhạc mà gây nuôi cái tính thiện của người ta vẫn có sẵn; Tuân-tử thì dùng nhân nghĩa lễ