Trang:Nho giao 2.pdf/175

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

175
NHO-GIÁO


danh nghĩa làm người ở đời. Người tiểu-nhân thì không thế, trong bụng giả dối mà chỉ cầu lấy được cái danh-vọng ở ngoài. « Tiểu-nhân bất thành ư nội, nhi cầu chi ư ngoại 小 人 不 誠 於 內,而 求 之 於 外: Kẻ tiểu-nhân không thành-thực ở trong bụng mà cầu cái ở ngoài » (Đại-lược, XXVII). Vậy nên kẻ tiểu-nhân dẫu khôn khéo thế nào cũng vẫn là tiểu-nhân

Nhân nghĩa. — Tuân-tử theo tôn-chỉ của Nho-giáo lấy nhân nghĩa, trí dũng, trung hiếu, mà dạy người ta. Song Khổng-tử thì chủ lấy chữ nhân nói gồm cả cái trực-giác mẫn-nhuệ và lòng từ-ái suốt đến vạn-vật mà vẫn giữ cái trật-tự phân-minh; Tuân-tử thì chỉ hiểu cái nghĩa hẹp chữ nhânái mà thôi, tức là cái nghĩa chữ nhân của người ta thường dùng vậy. Ông nói ở thiên Đại-lược rằng: « Nhân, ái giã..., nghĩa, lý giã 仁,愛也… 義,理 也: Nhân là yêu vậy... nghĩa là lý vậy; và nói ở thiên Nghị-binh rằng: « Nhân giả ái nhân, nghĩa giả tuần lý 仁 者 愛 人,義 者 循 理: Nhân là yêu người, nghĩa là theo lý ». Vậy chữ nhân của Tuân-tử chỉ là một cái đức-tính tốt nói về cái lòng yêu thương người mà thôi. Tuân-tử thường hay đem chữ nghĩa mà đối với chữ lợi. Ông cho nghĩa với lợi thì ai cũng muốn, nhưng người quân-tử thì biết