Trang:Nho giao 2.pdf/205

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

205
NHO-GIÁO


lấy điều công chính nhân nghĩa mà trị thiên-hạ. Người ấy phi là bậc thánh-nhân không giữ được ngôi thiên-tử cho xứng-đáng. Cho nên nói rằng: « Thánh-nhân bị đạo toàn mĩ giả giã, thị huyền thiên-hạ chi quyền xứng giã 聖 人 備 道 全 美 者 也,是 縣 天 下 之 權 稱 也: Thánh-nhân có cái đạo hoàn-bị, toàn-mỹ, thì mới cầm được cái cân và quả cân của thiên-hạ » (Chính-luận, XVIII). Bậc vương-giả phải sửa cái đạo làm việc nghĩa, lấy cái lợi chung của thiên-hạ, trừ cái hại chung của thiên-hạ, thì thiên-hạ theo về mình vậy» (Chính-luận, XVIII). Muốn đạt tới cái chủ-đích ấy thì phải theo phương-pháp nào? Tuân-tử nói rằng: « Dùng kẻ hiền-năng, thì không đợi phải theo thứ-tự mới cất nhắc lên; bỏ người dở thì bỏ ngay trong chốc lát, trừ kẻ nguyên-ác thì không đợi có dạy bảo rồi mới giết; theo đạo trung-dung, thì dân không đợi có chính-trị rồi mới hóa, cái phận chưa định thì phải định ngay trên dưới. Tuy con cháu bậc vương, công, sĩ, đại-phu, mà không theo lễ nghĩa thì bỏ làm thứ-nhân; con cháu thứ-nhân mà tích-tập văn-học, chính thân hạnh, theo lễ nghĩa, thì cho làm khanh, tướng, sĩ, đại-phu. Như vậy thì những gian ngôn, gian thuyết, gian sự, gian năng, đều trốn-tránh cả. Những dân phản trắc thì đặt quan dạy-dỗ, đợi cho hóa thành thiện. Lấy sự ban