Trang:Nho giao 2.pdf/211

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

211
NHO-GIÁO


giường bỏ đứt ở đời Chiến-quốc, song đạo ấy vẫn không mất ».

Đó là lời phê-bình của một nhà nho-học đời Đường, đã có công xem kỹ cái học của Tuân-tử. Song ta xét cái học ấy có mấy điều rất hệ-trọng, trái với cái tôn-chỉ thuần-chính của Nho-giáo và gây thành cái kết-quả rất hại cho sự học-vấn về sau.

Một là cái học của Tuân-tử kém cái học của họ Khổng và họ Mạnh. Bởi vì ông bỏ mất cái học hình-nhi-thượng và chỉ chuyên trị cái học hình-nhi-hạ, cho nên cái học của ông tuy có vẻ tinh-tường về đường nghị-luận, nhưng vẫn không có cái lý nhất-quán là cái yếu-điểm của Nho-giáo. Một cái học chỉ biết có các cái ngọn mà không biết đến cái gốc, thì tất thế nào cũng phải chi-li, vụn-vặt, làm mất cái phần cao-siêu hoằng-đại. Điều ấy, các học-giả nên chú ý mà nhận cho kỹ, trong khi xem cái học-thuyết của Tuân-tử.

Hai là Tuân-tử kíp về sự muốn chữa cái lưu-tệ đương-thời. Thủa ấy ông thấy cái học của họ Lão, họ Trang thịnh hành lên, đem cái chủ-nghĩa hoài-nghi, lập thành cái thái-độ tiêu-cực, rất hại cho sự tiến-bộ của xã-hội. Ông bèn chủ lấy sự công-dụng mà chống lại, nhất-thiết những điều siêu-việt ra ngoài cái phạm-vi thực-dụng thiển-cận là ông bảo nên bỏ hết. Ông cho những điều như: « sung hư