Trang:Nho giao 2.pdf/56

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

56
NHO-GIÁO


Song có tính phải có khí, thì mới có hình-thể và mới có sinh-trưởng.

Khí là sự vận dụng của lý, lưu-hành khắp cả vũ-trụ, ngưng-tụ lại thành ra hình, tức là thành ra vạn vật. Vạn vật sinh-trưởng là nhờ có khí lưu-hành trong các thân-thể. Vậy khí là để nuôi sự sinh-hoạt của vạn vật. Song khí phải tùy-tùng cái chí, Chí là cái ý-hướng của tâm, mà tâm là chủ-tể trong cả vạn vật. Hễ có chí là có khí, cho nên mới nói rằng: « Chí chí yên, khí thứ yên 志 至 焉,氣 次 焉[1]: Chí đến vậy, khí cũng đến vậy. » (Mạnh-tử: Công-tôn Sửu, thượng).

Người ta phải có cả chí và khí, thì mới sinh-hoạt được điều-hòa. Vậy nên ta phải: « Trì kỳ chí, vô bạo kỳ khí 持 其 志,無 暴 其 氣: Giữ cho bền cái chí, mà không làm hại cái khí. » Cái bản-thể của khí là hạo-nhiên rất lớn, rất mạnh, ở khắp cả khoảng trời đất. Ta phải theo lẽ tự-nhiên mà nuôi cái khí hạo-nhiên, để cho tính và khí điều-hòa với nhau, thì sự hành-động của người ta mới hợp với thiên-lý. Người quân-tử sở dĩ hơn


  1. Tống nho cắt nghĩa chữ ch 至 là cực, cho chí là trên, khí là dưới. Nhưng Minh-nho Vương Dương-Minh nói nên để chữ chíđến, vì sau có câu: « Trì kỳ chí, vô bạo kỳ khí. » Đã trì kỳ chí lại vô bạo kỳ khí, việc nọ ở trong việc kia, chứ không phải là hai việc khác nhau. Xét ra cái ý-kiến ấy phải hơn.