Trang:Nho giao 3.pdf/143

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

143
NHO-GIÁO


những lời vi-ngôn của thánh hiền mà suy diễn ra những ý nghĩa sâu sa, nghiên-cứu về tính và mệnh, bàn luận về lý và khí, lập thành ra mộl lối Nho-học cao-siêu, khác với các đời trước.

Có một điều ta nên chú ý, là cái tư-tưởng của Nho-giáo đời Tống có lắm chỗ phảng-phất tương đồng với Lão-giáo và Phật-giáo. Số là cái uyên-nguyên của Nho-giáo do kinh Dịch mà ra, mà kinh Dịch lại là sách bàn về lý-học, chung cả bên Lão và bên Nho. Dịch-học cho cái mối đầu của Vũ-trụ là gốc ở lý Thái-cực. Lý ấy độc nhất vô nhị ở trong Vũ-trụ, do động tĩnh mà biến thành âm dương rồi sinh ra vạn vật; vạn vật chung qui lại trở về Thái-cực. Đó là cái lý « đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự » của Khổng-tử đã nói ở thiên Hệ-từ. Lý Thái-cực ấy bên Lão-giáo gọi là Đạo 道, bên Phật-giáo gọi là 真 如 (Bhûta Tathatâ), danh hiệu tuy khác nhưng cùng đồng một thể. Bởi cái lý đồng, cho nên các học-thuyết ấy đều theo một chủ-nghĩa « thiên địa vạn vật nhất thể ». Song mỗi một học-thuyết đi ra một đường, là vì cách lập giáo và sự hành đạo khác nhau.

Lão-giáo thì cho vạn vật đều gốc ở Đạo, cuộc đời là cuộc phù-vân, hơi đâu mà để chí lo nghĩ, người ta chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi trong tạo-hóa, không cần chi đến