Trang:Nho giao 3.pdf/145

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

145
NHO-GIÁO


Vì chưng có cái chủ-nghĩa tích-cực, cho nên Nho-giáo rất trọng sự thực-tế, và cũng bởi thế mà các học-giả thường chỉ chú trọng ở phần hình-nhi-hạ, nghĩa là chỉ bàn về những điều nhật dụng thường hành, chứ không hay xét đến chỗ cao-siêu. Đến đời Tống các học-giả mới chú ý đến phần hình-nhi-thượng mà suy xét đến chỗ nguồn gốc của Vũ-trụ và bàn đến cái bản-thể của Thái-cực.

Nho-giáo đời Tống sở dĩ đột-nhiên vượt lên đến chỗ cao-siêu ấy, là bởi có cái ảnh-hưởng của Lão-học và Phật-học. Tuy Tống nho thường hay phản-đối hai cái học ấy, nhưng chính đó là cái bằng-chứng rõ-ràng là Tống nho đã chịu cái ảnh-hưởng ấy. Thường là bởi có chịu cái thế-lực nào, mới có sự phản-đối cái thế-lực ấy. Nho-giáo đời Tống cũng vậy, vì có cái thế-lực của Phật-giáo và Lão-giáo, cho nên mới lập ra phái lý-học để cùng nhau tương đối mà sinh-tồn ở trong xã-hội. Vả những người sáng-lập ra phái ấy phần nhiều là người đã học qua Lão-học và Phật-học cả.

Phái lý-học đã thành lập rồi, có người thấy nhiều cái tư-tưởng tương tượng như Lão-học và Phật-học, mới chê rằng Tống nho hiểu lầm mất cái tôn-chỉ của Nho-giáo, chứ không biết rằng đó chính là chỗ Tống nho