Trang:Nho giao 3.pdf/174

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

174
NHO-GIÁO


ngợi cái công đức của Khổng-tử và cái học của Nhan-tử. Ông nói rằng: « Đạo-đức cao dày, giáo hóa vô cùng, thực sánh ngang với trời đất mà cùng đồng với bốn mùa, chỉ có Khổng-tử vậy ». Khổng-tử có nói: « Ta muốn không nói, kìa như Trời có nói đâu, mà bốn mùa vẫn lưu-hành, trăm vật vẫn hóa sinh ». Vậy thì cái uẩn-súc của thánh-nhân, chẳng phải Nhan-tử chẳng trông thấy được. Phát cái uẩn-súc của thánh-nhân để dạy muôn đời mà không cùng, ấy là Nhan-tử vậy.

Đó là nói lược cái tư-tưởng của Chu Liêm-khê đã phu-diễn ra trong sách Thông-thư, để học-giả hiểu rõ cái học của ông từ phần hình-nhi-thượng đến phần hình-nhi-hạ, nhất nhất là ông theo đúng cái tôn-chỉ của Nho-giáo.

Bàn về hai bộ sách của Chu Liêm-khê, về sau Chu Hối-am làm bài chú, nói rằng: « Thái-cực-đồ thuyếtThông-thư đại để là suy sự phân hợp của một lý (Thái-cực), hai khí (âm-dương) và năm hành (thủy, hỏa, mộc, kim, thổ) để làm cho cái tinh-vi của đạo-thể có manh mối, mở rộng sự thủ xả của đạo nghĩa, văn từ và lợi lộc, mà sửa đổi sự kém hèn của tục học ». Lời ấy thật là rất chính-đáng vậy,

Kể từ cuối đời Chiến-quốc về sau, Nho-giáo chỉ chuyên học về mặt công-truyền, chú trọng ở những điều luân-lý và chính-trị, bỏ mất phần hình-nhi-thượng-học, làm cho cái