Trang:Nho giao 3.pdf/187

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

187
NHO-GIÁO


thần. Ở người, thì biết điều nghĩa, dùng điều lợi, ấy là việc thần hóa đủ vậy. Đức mà thịnh là cùng thần, thì cái biết không cần phải nói, và tri-hóa, thì cái nghĩa không cần phải tìm. »

Ông lấy cái nghĩa chữ « cùng thần tri hóa 窮 神 知 化 » ở trong kinh Dịch làm cốt cho sự học của người ta. Cùng được cái thần biết được cái hóa là cái cực-điểm của cái đức rất thịnh, cái nhân rất thuần-thục, chứ không phải là cái trí cái lực có thể cưỡng bách được. « Đại khả vi giã, đại nhi hóa bất khả vi giã, tại thục nhi dĩ 大 可 爲 也,大 而 化不 可 爲 也,在 熟 而 已: Cái lớn khả làm được vậy, cái lớn mà hóa, thì không khả làm được vậy, ở cái thuần-thục mà thôi. »

Vậy sự tu dưỡng của người ta là cốt ở trong, chứ không cần ở ngoài. « Hiểu rõ nghĩa vào đến thần, thì các sự dự sẵn ở trong ta, cầu lợi là sự ở ngoài ta. Cái lợi dùng để yên thân, nhưng vốn ở ngoài ta. Tu dưỡng là ở ta, tu dưỡng nhiều thì tự khắc đến được cùng thần tri hóa, chứ không phải là lo nghĩ miễn cưỡng mà ép được. Cho nên chuộng cái đức mà ở ngoài cả, là người quân-tử không biếi vậy. »

Cái thần mà còn thì cái hóa là tự-nhiên, cho nên nói rằng: « Cái thần không thể nghĩ ngợi mà đến được, chỉ giữ cho còn