Trang:Nho giao 3.pdf/196

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

196
NHO-GIÁO


Trung-dung mà luận chữ tính, chữ đạo và chữ giáo.

Ông cho « kế chi giả thiện » là cái tính của thiên mạnh, « thành chi giả tính » là cái tính của khí bẩm. Cái bản-nguyên của thiên tính là thiện, nhưng vì có cái tính khí bẩm, cho nên mới có thiện ác. Ông nói rằng: « Sinh ra gọi là tính, thì tính tức là khí, khí tức là tính, bởi sự sinh vậy. Người ta sinh ra, có cái khí bẩm, theo lý thì có thiện có ác. Nhưng không phải ở trong tính nguyên có hai vật tương đối mà sinh ra. Có người từ lúc trẻ đã thiện, có người từ lúc trẻ đã ác, đó là do cái khí bẩm tự-nhiên vậy. Cái thiện vốn là tính rồi, song cái ác cũng không thể không gọi là tính được. Lấy cái nghĩa sinh ra gọi là tính, thì kể từ lúc người ta sinh ra mà hãy còn tĩnh trở lên, thì không cần phải nói, đến lúc đã nói được là tính, thì không phải là tính nữa.

« Phàm người ta nói tính là chỉ nói « kế chi thiện giã ». Ấy là Mạnh-tử nói tính thiện vậy. Sở vị rằng: « Kế chi giả thiện » là như nước chảy xuống chỗ thấp vậy. Cùng là nước cả, mà có nước chảy ra đến biển vẫn không bẩn, có nước chưa chảy xa bao nhiêu mà đã hơi đục, có nước chảy rất xa rồi mới đục, có nước đục nhiều, có nước đục ít. Trong đục tuy không đồng, nhưng không thể cho cái