Trang:Nho giao 3.pdf/198

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

198
NHO-GIÁO


đục tương đối nhau, cái bản-nhiên của tính là thiện, chứ không có thiện ác tương đối nhau vậy.

Thiện và ác. — Bởi có cái tính khí bẩm cho nên mới có thiện và ác. Thế nào là thiện, là ác? Trình Minh-đạo nói rằng: « Thiện ác giai thiên lý 善 惡 皆 天 理: Thiện ác đều là thiên lý cả. » Nghĩa là cái gọi là ác, không phải là ác, chỉ bởi sự quá và bất cập mà thôi. Như nói rằng: Trắc-ẩn là thiện, song khi không nên trắc-ẩn mà trắc-ẩn là ác; cương-đoán là thiện, song khi không nên cương-đoán mà cương-đoán là ác. Tuy là ác nhưng nếu cái nguyên đầu mà không có ác, thì làm thế nào mà ác được? Cái gốc là ở thiên-lý, chỉ vì nhân-dục biến đổi đi, cho nên thành ra dùng không đúng thiên-lý mà làm ra ác vậy.

Nhân. — Tính bản-nhiên là thiện, mà thiện là hợp với cái đức sinh sinh của trời đất, tức là nhân. Nhân là hồn-nhiên đồng một thể với vạn vật. Trong khoảng trời đất tuy có chia ra vạn vật, nhưng vật nào cũng như tứ chi bách thể của mình cả. Đã là tứ chi bách thể của mình, thì lòng yêu của mình phải đều khắp cả mọi vật. Vậy nên nói rằng: « Chí nhân tắc thiên địa vi nhất thân 至 仁 則 天 地 爲 一 身: Nhân đến rất mực, thì