Trang:Nho giao 3.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

21
NHO-GIÁO


II. — HUẤN-HỖ-HỌC

Nguyên lúc Hán sơ, sách vở mất-mát đi, các học-giả đều chuyên-chú tìm những chỗ sai, chỗ mất, hoặc phải định nghĩa từng chữ, từng câu, cho nên mới thành cái học huấn-hỗ 訓 詁.

Học huấn-hỗ gồm cả sự kinh-học và cái thuyết tai-dị, gây thành cái tinh-thần đặc-biệt của Hán-học.

Từ đời Vũ-đế nhà Hán trở đi, các học-giả học theo những kinh của bọn bác-sĩ nhà Tần truyền lại, gọi là kim-văn 今 文. Ngay đời bấy giờ có Lỗ-cung-vương là con Cảnh-đế, tìm thấy một bộ kinh Thư viết bằng cổ-văn, ở trong vách nhà cũ của Khổng-tử. Lúc ấy có Khổng An-Quốc là cháu 12 đời Khổng-tử, đem so với bộ kinh Thư kim-văn, mà soạn lại bộ sách ấy. Từ đó kinh-học thành ra hai phái: kim-văn 今 文 và cổ-văn 古 文. Phái cổ-văn tuy đến cuối đời nhà Tây-Hán lại có bọn Lưu Hâm 劉 歆 đặt ra Thi cổ-văn, Lễ cổ-văn, Xuân-thu cổ-văn, nhưng chư nho cho là những sấch ấy giả dối không phải đích-xác nguyên-văn của đời cổ. Vậy nên phái cổ-văn không thịnh-hành ở đời Lưỡng-Hán. Về sau đến đời Tam-Quốc, Lục-Triều và đời Tùy, Đường, phái ấy mới có thế lực át được phái kim-văn.