Trang:Nho giao 3.pdf/210

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

210
NHO-GIÁO


Y-xuyên: Người biết xem thì không như thế. Phải xem ở chỗ hỉ nộ ai lạc đã phát ra rồi. Ông hãy nói lúc tĩnh là thế nào?

Quí-minh: Bảo là lúc tĩnh có vật, thì không được. Song tự nó có chỗ tri-giác.

Y-xuyên: Đã có tri-giác, ấy là động rồi, sao còn nói tĩnh? Người ta nói: xem quẻ Phục ䷗ là thấy được cái tâm của trời đất, thế là nói chí-tĩnh có thể thấy được cái tâm của trời đất, nhưng không phải. Ở mặt dưới quẻ Phục có một vạch liền, ấy là động vậy. Sao được bảo là tĩnh? Tự đời xưa nho-giả đều nói tĩnh, thì thấy cái tâm của trời đất. Duy có ta nói động thì mới thấy cái tâm của trời đất.

Quí-minh: Có phải là tìm cái tĩnh ở trong cái động không?

Y-xuyên: Vốn phải, nhưng rất khó. Nhà Phật hay nói định 定, thánh-nhân thì nói chỉ 止. Vả như cái ưa của vật nên gọi là ưa, cái ghét của vật nên gọi là ghét, cái ưa cái ghét của vật có quan-hệ gì đến ta. Nếu nói rằng ta chỉ định mà thôi, không có làm gì cả, song cái ưa cái ghét của vật cũng có ở trong đó. Cho nên thánh-nhân chỉ nói chữ chỉ 止. Sở vị chỉ là như nói « nhân quân chỉ ư nhân, nhân thần chỉ ư kính vậy ». Quẻ Cấn trong kinh Dịch nói cái nghĩa chữ chỉ là giữ vững