Trang:Nho giao 3.pdf/213

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

213
NHO-GIÁO


phát ra, tất là trúng tiết. Ấy là lấy cái tĩnh làm cơ-sở cho cái động.

Trong khi thất tình chưa phát ra, thì cái tâm tuy tịch-nhiên vô-vật, song cái căn-bản của nghĩa lý đã hàm ở trong tâm, không như cái học khác cho là hư-vô cả. Cho nên cái công càng rõ là phải tìm cái tĩnh ở trong cái động, mà xem ở lúc những thất tình đã phát ra. Như thế thì đến khi ứng sự thù vật có thể thuận cả ở cái qui-tắc tự-nhiên. Lúc việc xong, tâm nhàn, qui-hợp với cái đạo thường của Thái-hư, mà các vật không có vật nào là lưu-trú lại. Ấy là động chỗ sở dĩ để làm tĩnh vậy. Một động một tĩnh làm căn-bản lẫn cho nhau, mà cái cốt yếu thì tóm cả về sự kính. Tồn-dưỡng cũng bởi sự kính ấy, tỉnh-sát cũng bởi sự kính ấy. Vậy nên cái học của Y-xuyên rất chú trọng ở sự cư kính 居 敬.

Cư kính và cùng lý. — Trình Y-xuyên lấy câu: « Kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại » ở trong kinh Dịch để làm cốt-yếu cho tự học của mình. « Kính dĩ trực nội », là phải lấy sự kính mà giữ tâm tính cho lúc nào cũng được nghiêm chính, không trễ biếng bạo mạn; « nghĩa dĩ phương ngoại », là lấy lẽ phải mà làm mọi việc ở ngoài cho hợp đạo lý. Vậy kính là phải trị mình, mà nghĩa là cách đối phó với sự vật cho hợp lẽ phải trái. Ông cho