Trang:Nho giao 3.pdf/224

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

224
NHO-GIÁO


tính khí-chất. Cái tính khí-chất thì tùy cái khí bẩm thanh, trọc, hậu, bạc, mà thành ra khác nhau. Thí dụ như theo cái thuyết ngũ hành ngũ đức tương phối, thì người nào chịu nhiều kim khí là khác người chịu nhiều mộc khí v. v., chỉ có bậc thánh hiền thì mới có cái tính khí-chất hoàn-toàn và có năm đức kiêm bị.

Cái tính khí-chất không những là có thanh trọc khác nhau mà thôi, lại có thuần hay không thuần nữa. Thí-dụ: Có người thông minh việc gì cũng hiểu cả, ấy là bởi có cái khí thanh; nhưng đến việc làm thì vị tất việc gì cũng trúng lý, ấy là bởi có cái khí không được thuần. Có người cẩn hậu trung tín, ấy là bởi có khí thuần; nhưng đến sự biết thì vị tất việc gì cũng đạt được lý, ấy là bởi cái khí không thanh. Thanh với trọc, thuần với không thuần là bởi cái thiên-mạnh định ra như vậy. Nhưng ta có thể lấy nhân lực mà biến hóa cái tính khí-chất đi, làm cho sáng cái tính thuần-túy là thiên-lý ra, ấy là cái công phu của sự tu dưỡng vậy.

Cái tính bản-nhiên và cái tính khí-chất tuy khác nhau, nhưng hai tính ấy mật-tiếp với nhau, không bao giờ có tính nọ mà không có tính kia được. Bởi vì một bên là hình-nhi-thượng thuộc về tinh thần, một bên là hình-nhi hạ thuộc về vật chất. Cái hình-nhi-