Trang:Nho giao 3.pdf/226

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

226
NHO-GIÁO


ngoại tà không vào được. Lấy cái lẽ: tự có chủ ở trong mà nói thì gọi là thực, lấy cái lẽ: tự cái ngoại tà không vào được mà nói, thì gọi là . »

Phải thế nào mới là tâm? — Ông nói rằng: « Tâm phải linh-hoạt, chu lưu không cùng mà không ngưng-trễ ở một chỗ nào. Tâm nên kiêm cả cái ý quảng đại và lưu hành, lại nên kiêm cả cái ý sinh. Như Trình-tử nói rằng:

« Nhân-giả thiên địa sinh vật chi tâm. » Chỉ có trời đất sinh ra vạn vật thì mới quảng-đại và mới lưu hành, sinh sinh không nghỉ. »

Đã gọi là tâm là cái thống danh của tính tình, thì tâm cũng như tính có phần lý và phần khí. Ông lấy cái ý ấy mà giải nghĩa chữ đạo tâm 道 心 và nhân tâm 人 心 ở câu « nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi » trong kinh Thư, và cho cái gì do lý mà phát ra là đạo-tâm, cái gì do khí mà phát ra là nhân-tâm, cho nên nói rằng: « Cái tri-giác do nghĩa lý phát ra, như biết nghĩa vua tôi, đạo cha con, là đạo-tâm; cái tri-giác do thân-thể phát ra như biết đói thì ăn, khát thì uống là nhân-tâm. » Ông lại nói: Gọi là người thì có hình khí, cái nhân-tâm quan-thiết với người. Đạo-tâm tuy có trước, nhưng bị nhân-tâm làm cách ra một tầng, cho nên khó thấy. » Vậy nên sự dạy của thánh-nhân cốt lấy đạo-tâm