Trang:Nho giao 3.pdf/257

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

257
NHO-GIÁO


聖 人 出 焉,此 心 同 也,此 理 同 也: Đông-hải có thánh-nhân xuất hiện ra, tâm ấy đồng vậy, lý ấy đồng vậy. Tây-hải có thánh-nhân xuất hiện ra, tâm ấy đồng vậy, lý ấy đồng vậy. Nam-hải, bắc-hải có thánh-nhân xuất hiện ra, tâm ấy đồng vậy, lý ấy đồng vậy. Nghìn trăm đời về trước có thánh nhân xuất hiện ra, tâm ấy đồng vậy, lý ấy đồng vậy. Nghìn trăm đời về sau có thánh-nhân xuất hiện ra, tâm ấy đồng vậy, lý ấy đồng vậy.» Ở đâu đã có lý ấy, thì tất là phải đồng; nếu có chỗ không đồng, là tại có lý ấy nhưng không thấy hết đó mà thôi. Học-giả phải hiểu rằng: đạo tâm là đại đồng, mà người ta tự chia riêng ra, nhưng nhân-tâm vẫn tự thiện, tự linh, tự minh. Nhân-tâm là thần, là đạo. Hãy xem như lòng trắc-ẩn, lòng cung-kính, lòng thị-phi, thì ai là người không có. Nếu đã có những lòng ấy, tất là cùng với thánh-nhân đồng là một. Càng đến bậc thánh, thì những điều nhân nghĩa lễ trí lại càng hoàn-toàn lắm, cho nên dẫu ở đông tây nam bắc, hoặc đời xưa đời nay đều là một tâm cả. Hễ ta hiểu cái tâm là thế, ta cứ tự tín, và không tự khí, thì cái tâm của ta tự nó sáng suốt, vạn lý đều sáng rõ vậy.

Lục Tượng-sơn cho là cái sở dĩ làm cho Trời là Trời, đất là đất, người là người, vũ-trụ là vũ-trụ, là cái tâm. Cái tâm ấy, Trời phú